Môi trường ô nhiễm: Nòng nọc nở ra toàn ếch cái

Trong tự nhiên, nòng nọc nở ra thành ếch đực hoặc cái thường theo tỷ lệ 50:50. Thế nhưng, trong môi trường ô nhiễm cao, tỷ lệ nòng nọc nở ra thành ếch cái chiếm tỷ lệ từ 95-100%.

Các nhân viên nghiên cứu của trường Đại học Uppasala, Thuỵ Điển đã mô phỏng môi trường công nghiệp ô nhiễm ở các nước Châu Âu, Mỹ, Canada... và nuôi ba nhóm nòng nọc trong môi trường ô nhiễm có hoóc-môn nữ tính để nghiên cứu sự thay đổi giới tính của loài ếch.

Kết quả thí nghiệm gây bất ngờ lớn. Trước khi thí nghiệm, tỷ lệ nòng nọc cái trong ba nhóm thí nghiệm đều được khống chế khoảng 50%, đây cũng là tỷ lệ bình thường trong giới tự nhiên. Trong quá trình thí nghiệm, ba nhóm nòng nọc được nuôi dưỡng với các hàm lượng hoóc-môn nữ tính khác nhau và tỷ lệ giới tính của chúng đã có sự thay đổi.

Nòng nọc (Ảnh: Bedford.net)

Nhóm nòng nọc được nuôi trong môi trường ô nhiễm có nồng độ hoóc-môn nữ tính thấp nhất có tỷ lệ nòng nọc biến thành ếch cái cao hơn tỷ lệ trước thí nghiệm 2 lần. Hai nhóm còn lại được nuôi trong môi trường ô nhiễm có nồng độ hoóc-môn nữ tính cao nhất thì tỷ lệ này là 95% và 100%.

Thực nghiệm này còn cho thấy, một số ếch đực sau khi thay đổi giới tính vẫn có đầy đủ chức năng của một con ếch cái, nhưng một số khác thì tuy có buồng trứng nhưng lại không có ống dẫn trứng nên chúng sẽ vĩnh viễn vô sinh.

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù mới chỉ cho thêm vào môi trường sinh trưởng của ếch một loại chất ô nhiễm, ếch đã có sự thay đổi giới tính rõ rệt. Từ đó, có thể thấy trong môi trường tự nhiên, ếch sẽ phải chịu nguy cơ thay đổi giới tính cao hơn nhiều do môi trường còn có rất nhiều loại ô nhiễm khác nữa.

Tuy nghiên cứu chưa đưa ra sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng tiềm ẩn của ô nhiễm môi trường đối với toàn bộ loài ếch, nhưng kết quả thực nghiệm chỉ rõ sự ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài ếch. Nếu loài ếch bị biến thành ếch cái thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự sinh sôi của loài ếch.

Theo kết quả nghiên cứu trên thì gần 1/3 loài ếch trên thế giới có thể sẽ bị tuyệt chủng vì nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

Tuyết Nhung

Theo China.com.cn, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video