Món ăn được xưng tụng là "kinh sợ nhất thế giới"

Cá mập thối: Món trứ danh của Iceland nhưng không phải du khách nào cũng dám ăn thử!

Cả 3 giác quan của bạn đều sẽ muốn chối bỏ món ăn này. Đó là Hákarl - món ăn truyền thống của người Iceland.

Trên đời này không phải thứ gì ta cũng có thể ăn được. Một món ăn có thể ngon với người này, nhưng lại cực kỳ khó nuốt với người khác. Sầu riêng, mắm tôm, trứng (hột) vịt lộn của Việt Nam chính là những ví dụ điển hình nhất.

Iceland không chỉ thu hút khách du lịch bởi những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ có một không hai, mà còn khiến du khách bất ngờ với nền ẩm thực độc đáo. Trong đó, món ăn trứ danh gắn liền với quốc đảo này chính là món cá mập thối hay còn gọi là cá mập lên men Hákarl với nguyên liệu chính được làm từ những con cá mập Greenland, loài cá mập có tuổi thọ cao nhất thế giới với chiều dài trung bình hơn 7m và nặng hơn 700kg.

Món ăn trứ danh này khiến không ít khách du lịch tò mò và muốn nếm thử, tuy nhiên khi có cơ hội thưởng thức thì không phải ai cũng đủ can đảm để ăn thử món ăn đặc biệt này.

Cá mập Greenland - loài cá mập "khai" nhất thế giới


Cá mập Greenland.

Vùng biển Bắc Đại Tây Dương là nơi cư trú của loài cá mập Greenland. Loài cá mập này rất hung dữ, và đồng thời cũng không thể ăn theo cách thông thường vì thịt có chứa hàm lượng urea và oxit trimethylamine rất cao.

2 chất này giúp chúng không bị đóng băng tại vùng biển Bắc lạnh giá, nhưng đồng thời cũng đóng vai trò là một loại chất độc khủng khiếp. Chỉ cần cắn phải một miếng thịt cá mập Greenland chưa qua chế biến, bạn cũng có thể "về trời" ngay tức khắc.

Và dành cho những ai chưa biết, urea chính là chất có trong... nước tiểu của chúng ta. Có nghĩa, thịt của con cá mập này khai mùi nước tiểu cực kỳ nồng.

Tuy nhiên, chừng ấy vẫn chưa thể ngăn con người nơi đây biến nó thành một món đặc sản được. Người ta có thể đun sôi nó qua nhiều lượt nước, hoặc sấy khô. Nhưng nổi bật hơn cả là hình thức lên men - chính là cách chế biến ra món ăn bị cả thế giới từ chối - Hákarl.

Cách chế biến nghe đã thấy... không muốn ăn

Theo cách truyền thống thì khi bắt được cá mập Greenland, họ sẽ chôn nó dưới lòng đất. Sau 3 - 6 tháng, khi thịt cá trải qua một chu kỳ cấp đông và tan băng, họ sẽ đào lên và treo ngược xác cá trước gió, với thời gian ít nhất là 9 tháng.


Sau khi chôn, người ta sẽ đào lên và treo ngược xác cá trước gió, với thời gian ít nhất là 9 tháng.

Trong khoảng thời gian này, thịt sẽ bắt đầu rữa ra, cuốn theo lớp axit uric độc hại. Cá phải phơi tránh ánh nắng Mặt trời, trong khi gió sẽ cuốn đi mùi hương khó chịu và khiến lớp thịt bên ngoài bị nâu hóa. Cuối cùng, chỉ việc cắt bỏ phần thịt nâu, lấy lớp thịt trắng bên trong, và chúng ta có một món đặc sản.

Người dân Iceland thường thưởng thức món cá mập lên men Hákarl cùng với một ly Brennivin để tăng hương vị cho món ăn.


Đây chính là Hákarl.

Nhưng hương vị thì thế nào?

Luke Armstrong, một tay viết du lịch khá nổi tiếng cũng chia sẻ một trải nghiệm tương tự trong một bài viết được đăng trên HuffPost.

Theo Armstrong, công bằng mà nói thì món ăn này không thể gọi là tệ, mà ở một mức khủng khiếp hơn như thế. Kể cả những người thích những món ăn lạ lùng nếu ăn món này cũng sẽ nôn thốc nôn tháo mà thôi.

Nhiều người Iceland bản địa cũng phải nhăn mặt khi nói về Hákarl. Họ thậm chí mô tả nó giống như... vị của xác chết vậy.

Nhưng tất nhiên, nền ẩm thực thế giới phải có những món ăn như vậy mới đảm bảo được sự đa dạng và độc đáo của từng nền văn hóa. Chỉ có điều nếu như bạn có ý định nếm thử thì cũng nên nghĩ thêm vài lần nữa trước khi quyết định nhé.

Cập nhật: 01/07/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video