Một bệnh nhân thay đổi nhóm máu và hệ miễn dịch sau khi ghép gan

Một thiếu nữ Australia trở thành bệnh nhân được cấy ghép nội tạng đầu tiên trên thế giới có nhớm máu và hệ thống miễn dịch thay đổi tương tự như của người hiến tặng. Các bác sĩ đã gọi trường hợp này là “phép màu 1-trong-6-tỉ”.

Trước kia, chưa có trường hợp nào phẫu thuật lại gây chuyển nhóm máu. (Ảnh: AFP)

Cô bé Demi-Lee Brennan, 15 tuổi, bị suy gan và nhận được gan ghép khi lên 9, Brennan kể với truyền thông địa phương rằng: “Đây thực sự là cơ hội sống thứ hai trong đời” khi kể lại cách cơ thể của cô đạt được thành tích mà các bác sĩ cho là phép màu của phẫu thuật cấy ghép. "Điều này thật khó tin.”

Nhóm máu của Brennan chuyển từ O- sang O+ khi cô bé ốm vì thuốc chống hệ miễn dịch thải loại cơ quan mới.
Tế bào gốc của gan được ghép đã tấn công vào tủy xương của cô bé để kiểm soát toàn bộ hệ miễn dịch và cô không cần phải sử dụng thuốc chống thải loại nữa.

Các bác sĩ từ bệnh viện Nhi Westmead, Sydney cho biết họ không có lời giải thích nào cho sự hồi phục của Brennan. Michael Stormon, bác sĩ gan khoa nhi, phát biểu trên đài phát thanh địa phương: “Chưa có tiền lệ cho trường hợp này.”

Stuart Dorney, cựu trưởng khoa cấy ghép của bệnh viện, cho rằng phương pháp chữa trị cho Brennan có thể là một đột phá trong điều trị cấy ghép, vì thông thường hệ miễn dịch của người nhận sẽ tấn công vào tế bào của phấn được ghép. “Chúng ta cần phải xem lại tất cả những điều đã xảy ra cho Demi-Lee, tìm hiểu nguyên nhân, và xem liệu quá trình này có thể tái tạo được hay không.” Ông phát biểu trên tờ Daily Telegraph: “Chúng tôi cho rằng vì chúng tôi sử dụng gan của một người còn trẻ và Demi-Lee có thành phần bạch cầu thấp. Đó có thể là một lý do.”

Sự thải loại thường được điều trị bằng nhiều loại thuốc mặc dù thải loại mãn tính là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có 7/10 các ca ghép nội tạng ở Australia thành công sau 5 năm vì những rắc rối của thải loại.

Ảnh tư liệu. Một thiếu nữ Asutralia trở thành bệnh nhân đầu tiên trên thế giới có nhóm máu và hệ thống miễn dịch thay đổi tương tự như của người hiến tặng. Các bác sĩ đã gọi đây là một “phép màu”. (Ảnh: File/Reuters)

Tuệ Minh (Theo Reuters, Yahoo News)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video