Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, loài rắn biển Australia đã phát triển một khả năng đặc biệt có thể dò ánh sáng bằng đuôi của mình như chức năng cơ bản nhất của mắt, giúp chúng di chuyển đến nơi an toàn.
Một nhóm nhỏ rắn biển đã được tìm thấy là loài bò sát duy nhất có đặc điểm này.
Nhiều thập kỷ trước, những người lặn biển vào ban đêm đã nhận thấy rằng khi họ chiếu những ngọn đuốc của họ lên những con rắn biển ô liu (Aipysurus laevis), những con rắn sẽ di chuyển đuôi của chúng.
Loài rắn biển ô liu là loài bò sát hiếm hoi có khả năng nhận biết ánh sáng nhờ đuôi của mình.
Một nghiên cứu năm 1990 đã xác nhận hiệu ứng này là có thật, với những con rắn biển có thể phát hiện ánh sáng bằng đuôi của chúng.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Kate Sanders thuộc Đại học Adelaide nói rằng không có bằng chứng tiếp theo nào được thực hiện kể từ đó.
Hiện tại chỉ có loài rắn biển ô liu là loài bò sát duy nhất trong số hơn 10.000 loài bò sát, được biết là phản ứng với ánh sáng trên da theo cách này, Jenna Crowe-Riddell, một nghiên cứu sinh tham gia dự án cho biết.
Sanders và Crowe-Riddell đã thử nghiệm nhiều loại rắn biển khác và phát hiện hai thành viên khác thuộc chi Aipysurus có khả năng phát hiện ánh sáng tương tự, trong khi năm loài rắn biển có liên quan xa hơn thì không.
Hai nhà nghiên cứu phát hiện dựa trên sự có mặt của melanopsin, một loại protein nhạy cảm với ánh sáng, trong khi một số gene cho phép xử lý ánh sáng thành thông tin truyền đến hệ thần kinh của rắn.
Các tác giả nghĩ rằng những cái đuôi phát hiện ánh sáng chỉ tiến hóa một lần, nhưng hy vọng nó sẽ tồn tại trong tất cả sáu loài có nguồn gốc từ tổ tiên chung này nhưng đáng tiếc không có dấu hiệu của đuôi phát hiện ra ánh sáng trong bất kỳ loài nào được nghiên cứu.