Mưa bão toàn cầu gắn liền với tháng 9 ẩm ướt khác thường

Nhiệt độ trên đại dương và đất liền tăng mạnh cung cấp thêm nhiệt lượng và hơi ẩm giúp bão mạnh lên nhanh và gây mưa lớn trên khắp thế giới.

Bão Yagi tàn phá châu Á và bão Boris gây mưa lũ nhiều nơi ở châu Âu, ngập lụt nặng nề ở Sahel và bão Helene tràn vào Florida khiến tháng 9 năm nay là một tháng vô cùng ẩm ướt. Nhưng dù các nhà khoa học có thể liên hệ trực tiếp một số sự kiện thời tiết cực đoan với hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra, còn quá sớm để rút ra kết luận về tháng mưa bão này, theo AFP.


Đường phố ở Glucholazy, Ba Lan, ngập lụt trong tháng 9/2024. (Ảnh: Sergei GAPON/AFP).

"Luôn luôn có những sự kiện thời tiết cực đoan, nhưng cường độ của chúng bị phóng đại bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu, đặc biệt về mặt lượng mưa", nhà nghiên cứu Paulo Ceppi ở Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London, cho biết. "Đó có thể là một trong những động lực phổ biến của các sự kiện khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới".

Dấu hiệu ban đầu từ dữ liệu hàng tháng hé lộ lượng mưa kỷ lục ở vùng bị ảnh hưởng. Tại trung tâm châu Âu, mưa xối xả đi kèm bão Boris là trận mưa lớn nhất được ghi nhận trong vùng, làm ngập nhà cửa và trang trại, theo mạng lưới nhà khoa học World Weather Attribution (WWA). Hiện tượng ấm lên toàn cầu làm tăng gấp đôi khả năng xuất hiện mưa lớn kéo dài 4 ngày so với thời kỳ tiền công nghiệp và thiệt hại do biến đổi khí hậu đang tăng nhanh.

Trong khi đó, ở thành phố Wajima của Nhật Bản, nhà chức trách ghi nhận hơn 120 mm nước mưa mỗi giờ từ bão Yagi vào sáng ngày 21/9, lượng mưa lớn nhất từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1929.

"Việc quy những mô hình thời tiết khác nhau trên thế giới xảy ra cùng lúc cho biết đổi khí hậu là rất khó khăn", Liz Stephens, người đứng đầu Trung tâm khí hậu Red Crescent, chia sẻ. "Nhưng nguyên lý cơ bản vẫn là với mỗi một độ C ấm lên, khí quyển có thể chứa thêm 7% độ ẩm".

Với tình trạng ấm lên toàn cầu đang trên đà vượt mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp, chúng ta có thể tính toán khá nhanh tác động. Mùa hè năm 2024 trải qua nhiệt độ toàn cầu cao nhất từng được ghi nhận, đánh bại kỷ lục năm ngoái, theo chương trình theo dõi khí hậu Copernicus của EU.

Mùa hè nóng nực ở Địa Trung Hải năm nay cung cấp thêm nước bay hơi, trút nhiều mưa xuống châu Âu hơn nếu điều kiện phù hợp, khiến tất cả hơi ẩm đổ dồn vào một số chỗ, theo Ceppi. Nhiệt độ toàn cầu cả trên đại dương và đất liền cao bất thường trong tháng 8 và 9 bất chấp điều kiện giống La Nina đang tiến triển ở Thái Bình Dương, nhà nghiên cứu Roxy Mathew Koll ở Viện Khí tượng nhiệt đới Ấn Độ cho biết. Nhiệt độ cao hỗ trợ cung cấp thêm nhiệt lượng và hơi ẩm để bão mạnh lên.

La Nina là hiện tượng khí hậu tự nhiên khiến nhiệt độ bề mặt đại dương mát hơn ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương, kết hợp với thay đổi về gió, lượng mưa và áp suất khí quyển. Ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực nhiệt đới, La Nina tạo ra tác động khí hậu trái ngược với El Nino. El Nino làm nóng bề mặt đại dương, dẫn tới hạn hán ở vài nơi trên thế giới và mưa lớn ở nơi khác. Hiện nay, pha trung hòa đang diễn ra, có nghĩa cả El Nino và La Nina đều chưa xuất hiện.

Cập nhật: 28/09/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video