Mục sở thị mực bay Thái Bình Dương

Loài mực này còn có tên “mực bay Nhật Bản”, “mực bay Thái Bình Dương”, hay Todarodes pacificus.


Chúng thuộc họ mực Ommastrephidae. Chúng sống ở phía bắc của Thái Bình Dương, quanh khu vực biển Nhật Bản, dọc theo bờ biển Trung Quốc và Nga, phía nam bờ biển Alaska và Canada. Loài mực này cũng sống ở miền trung Việt Nam.


Con mực trưởng thành có một và điểm khác biệt: một lớp màng bao phủ toàn bộ nội tạng của mực. Chúng có 2 vây, nhưng không được dùng khi mực bay. Mực có một vòi nước, thực chất là cơ, có tác dụng lấy nước từ bên này và đẩy nước ra ngoài từ bên kia: đây cũng là cơ chế bay của mực. Mực có 8 chân và 2 xúc tu. Giữa các tua là miệng, trong miệng mực có phần giống lưỡi và răng, nó có tới 3 trái tim.


Loài mực này có thể nặng tới 0,5kg, chiều dài lên tới 50cm, con đực thường nhỏ hơn con cái. 


Mực bay thường sống ở vùng nước gần mặt biển, có nhiệt độ từ 5 đến 27 độ. Chúng có thể bay được khoảng 30m trên bề mặt nước để tránh kẻ thù và tiết kiệm năng lượng khi di cư.


Mực thường sống được khoảng 1 năm, trước khi sinh sản và chết. Những con đực thường trưởng thành đầu tiên và truyền tinh trùng sang cho những con cái chưa trưởng thành.


Loài mực này khó được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vì chúng có vẻ bị stress khi tách riêng. Chúng ăn sinh vật phù du cho tới khi có thể ăn được cá và loài giáp xác, thậm chí là chúng ăn thịt lẫn nhau.

Theo Kien Thuc, LV, Steve N.G. Howell
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video