Mỹ muốn Ấn Độ cùng giải quyết thay đổi khí hậu

Tới New Delhi, Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ hy vọng rằng Mỹ và Ấn Độ có thể đặt ra một kế hoạch mới nhằm giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Bà cũng đảm bảo Washington sẽ không áp đặt các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà.

Khí thải carbon là vấn đề nhạy cảm đối với các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, và những nước này đã từ chối thực hiện các mức cắt giảm khí thải được định ra trong một hiệp ước mới.

Sau khi tới thăm "tòa nhà xanh" thuộc chuỗi khách sạn ITC ở Delhi, bà Clinton nói: "Tôi rất tin tưởng Mỹ và Ấn Độ có thể đặt ra một kế hoạch dẫn tới sự thay đổi lớn trong cách thức chúng ta sản xuất, tiêu thụ, bảo tồn năng lượng và trong tiến trình tạo ra một sự bùng nổ đầu tư mới cùng hàng triệu việc làm".

Tuy nhiên, Hillary Clinton nói rằng bà hiểu những lo lắng của Delhi, nhấn mạnh Mỹ sẽ không làm bất cứ điều gì hạn chế sự tiến bộ kinh tế của Ấn Độ. "Không ai muốn ngăn chặn hoặc làm suy yếu sự phát triển kinh tế vốn rất cần thiết để đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo", Ngoại trưởng Mỹ nói. 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) phát biểu tại "tòa nhà xanh" thuộc chuỗi khách sạn ITC ở Gurgaon, ngoại ô New Delhi hôm 19/7. Bên phải là Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Jairam Ramesh. (Ảnh: AP)

Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Jairam Ramesh cho biết, chính phủ của ông sẽ không chấp nhận bất kỳ một ràng buộc pháp luật nào hạn chế tăng trưởng kinh tế của nước này. Delhi cũng lập luận rằng Washington phải hành động nhiều hơn vì Mỹ cũng từng là nước bị quy kết trách nhiệm về khí thải nhà kính.

Theo phóng viên Kim Ghattas của BBC, Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận, các quốc gia phát triển đã mắc phải những sai lầm dẫn tới các vấn đề môi trường hiện nay, song những nước như Ấn Độ có thể đi đầu trong một xu hướng khác.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ gặp Thủ tướng Manmohan Singh và chủ đề về các mối quan hệ với Pakistan được ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Bà Clinton từng công khai rằng Pakistan và Ấn Độ làm gì là tùy thuộc vào họ. Tuy nhiên, nhiều người ở Delhi thấy rằng chính do áp lực từ Washington, hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, tuần trước.

Tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ tìm kiếm các thỏa thuận cụ thể, hầu hết liên quan tới vũ khí và năng lượng hạt nhân.

Thanh Hảo - Vietnamnet (Theo BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video