Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới

Hai nhà thầu quốc phòng Mỹ là Raytheon và Northrop Grumman đã giành được hợp đồng trị giá 985 triệu USD để phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm (HACM) đầu tiên trên thế giới, theo một thông báo của Không quân Mỹ vào tháng 9.

HACM, được phát triển cho Mỹ và Australia, là tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu trên mặt đất. Theo các điều khoản của hợp đồng, Lầu Năm Góc sẽ nhận những tên lửa đầu tiên vào năm 2027.

Năm 2020, Mỹ và Australia cùng triển khai quan hệ đối tác Thí nghiệm nghiên cứu phương tiện bay tích hợp Nam Thập Tự (SCIFiRE). Được đặt tên theo chòm sao xuất hiện trên quốc kỳ của Australia, SCIFiRE có ý định phát triển một hệ thống vũ khí sử dụng động cơ phản lực không khí được thiết kế để đặt trên máy bay của Mỹ và Australia, bao gồm tiêm kích F/A-18 Super Hornet, F-35A, máy bay trinh sát P-8A Poseidon, và một số loại máy bay khác.


F/A-18F là một trong những loại máy bay sẽ mang tên lửa hành trình siêu vượt âm. (Ảnh: Getty Images).

Theo hợp đồng, nguyên mẫu SCIFiRE của Raytheon sẽ trở thành một hệ thống vũ khí thực tế. HACM là một loại vũ khí chiến thuật được thiết kế để sử dụng vào ngày đầu của một cuộc xung đột quy mô lớn.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ CQ. Brown nói: “HACM sẽ cung cấp cho các chỉ huy sự linh hoạt trong chiến thuật để sử dụng máy bay chiến đấu tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm về thời gian, có nguy cơ rủi ro trong khi duy trì máy bay ném bom cho các mục tiêu chiến lược khác”.

HACM sẽ là hệ thống vũ khí hoạt động đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ phản lực không khí. Dù vận tốc của nó chưa được tiết lộ, nhưng theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), loại động cơ này phải hoạt động ở tốc độ ít nhất là Mach 15, tương đương gần 19.000 km/h, đủ nhanh để bay quanh Trái đất trong khoảng hai giờ.

Mary Petryszyn - Chủ tịch của Northrop Grumman Defense Systems, nhận định: “HACM tạo ra một loại vũ khí chiến lược quan trọng mới cho quân đội Mỹ. Công nghệ động cơ phản lực không khí của chúng tôi (Mỹ) đang mở ra một kỷ nguyên mới cho các loại vũ khí nhanh hơn, khả năng sống sót và hoạt động cao hơn”.


Mô phỏng khái niệm tên lửa hành trình siêu vượt âm. (Ảnh: Raytheon).

Về cơ bản, tên lửa hành trình truyền thống sử dụng động cơ phản lực cánh quạt cung cấp năng lượng cho tên lửa, đẩy chúng ở tốc độ cận âm. HACM là loại vũ khí siêu vượt âm, bay với vận tốc Mach 5 hoặc nhanh hơn.

Cập nhật: 08/10/2022 Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video