Mỹ trình làng "áo tàng hình" trước sóng âm

Các nhà khoa học Mỹ vừa cho trình làng một loại "áo tàng hình" đặc biệt dành cho âm thanh, được đánh giá là có thể giúp mang tới một công cụ lợi hại mới cho các điệp viên tình báo.

>>> Phát hiện "áo tàng hình" chống muỗi

"Áo tàng hình" âm thanh thực chất là thiết bị có hình dạng như một kim tự tháp Ai Cập cổ, gồm một số mảnh chất dẻo đục lỗ được ghép theo cách đặc biệt với nhau. Các kỹ sư thuộc Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) tuyên bố, không giống những sản phẩm khác, "áo tàng hình" âm thanh của họ phát huy tác dụng ở cả 3 mặt thiết bị, bất chấp hướng đi tới của âm thanh.

"Thủ thuật của chúng tôi là giấu vật thể trước các sóng âm. Bằng cách đặt "chiếc áo" này quanh một vật thể, các sóng âm hành xử như chỉ có bề mặt phẳng trên đường đi của chúng", Steven Cummer, giáo sư chuyên ngành kỹ sư điện tử và máy tính, giải thích.


"Áo tàng hình"
âm thanh của các nhà nghiên cứu Mỹ. (Ảnh: Daily Mail)

Để đạt được hiệu ứng, giáo sư Cummer và các cộng sự đã sử dụng siêu vật liệu (metamaterial) có các đặc tính tán xạ ánh sáng. Theo tạp chí Nature Materials, thiết bị của nhóm nghiên cứu là sản phẩm kết hợp siêu vật liệu ở những dạng thức lặp đi lặp lại để đạt được những đặc tính phi tự nhiên.

Siêu vật liệu thao túng hành vi của các sóng âm ở kim tự tháp 3D, thay đổi đường đi của chúng như được phản xạ trên một bề mặt phẳng. Vì các sóng âm không thể thâm nhập vào bên trong kim tự tháp, chúng di chuyển với khoảng cách ngắn hơn và do đó bị ảnh hưởng tới tốc độ. "Áo tàng hình" sau đó tái lập đường đi của những sóng âm di chuyển chậm hơn này để tạo ra ấn tượng rằng, cả thiết bị và bất kỳ thứ gì phía dưới nó đều không tồn tại ở đó.

"Cấu trúc chúng tôi xây dựng trông có thể đơn giản, nhưng thực sự phức tạp và thú vị hơn nhiều vẻ bề ngoài. Chúng tôi đã dành nhiều công sức để tính toán về cách thức các sóng âm tương tác với thiết bị", giáo sư Cummer nhấn mạnh.

Ông Cummer tin, công nghệ trên tiềm tàng nhiều ứng dụng thương mại. Chẳng hạn như, dù nhóm nghiên cứu mới thử nghiệm thành công thiết bị trong không khí, nó có thể được dùng để tránh hệ thống định vị âm dưới nước. Người ta cũng có thể dùng nó để thiết kế các phòng nghe hòa nhạc, rạp hát,... để kiểm soát âm thanh, hoặc chế tạo công cụ giúp các điệp viên tình báo nghe lỏm những cuộc trò chuyện bí mật mà không bị phát hiện.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video