Não cá voi có một phần giống như của con người

Bướu trên lưng cá voi có bộ não phức tạp đến kinh ngạc, điều này khiến nảy ra những câu hỏi về việc những động vật biển hữu nhũ này đã tiến hóa như thế nào.

(Ảnh: Greenpeace.org)
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, bướu trên lưng cá voi có một loại tế bào não mà chỉ được tìm thấy trên con người, trên những con linh trưởng to lớn, và những động vật biển hữu nhũ khác như cá heo. Các nhà khoa học cho biết điều này có thể có nghĩa là những con cá voi như thế thông minh hơn những gì người ta đã từng công nhận về chúng.

Và điều này đưa ra giả thiết về cơ sở cho những bộ não phức tạp hoặc là tiến hóa hơn một lần, hoặc là không được hầu hết các loài động vật sử dụng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trong tập san Hồ sơ Giải phẫu, phát hiện này có thể giúp giải thích cho một số hoạt động của cá voi, chẳng hạn như những kỹ năng liên lạc phức tạp, sự hình thành các khối liên minh, sự hợp tác, sự truyền đạt văn hóa và sử dụng các công cụ.

Giáo sư Patrick Hof và các đồng sự thuộc trường Y khoa Mount Sinai đã phát hiện ra một loại tế bào được gọi là nơ-ron hình thoi trong vỏ não cá voi. Họ tìm thấy các tế bào này trong những khu vực tương ứng với những khu vực tìm thấy ở người và những con linh trưởng to lớn. Mặc dù chức năng của các nơ-ron hình thoi này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng chúng có thể có liên quan đến việc nhận thức - học hỏi, ghi nhớ và nhận biết thế giới. Các tế bào hình thoi này có thể bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí và những rối loạn làm suy yếu não khác như bệnh tự kỷ và bệnh tâm thần phân liệt.

Những mô hình xã hội phức tạp

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những nơ-ron hình thoi trong cùng một vị trí ở những cá voi có răng với những bộ não to lớn nhất, mà theo các nhà nghiên cứu thì điều này đưa ra giả thiết rằng các tế bào đó có thể có liên quan đến kích thước não.

Những con cá voi có răng như loài cá kình thường được xem là thông minh hơn những con cá voi có phiến sừng ở hàm như cá voi có bướu ở lưng và cá voi xanh, mà giúp lọc nước cho thức ăn của chúng.

Những bướu ở lưng cũng có cấu trúc tương tự như những “hòn đảo” trong vỏ não, cũng được tìm thấy ở một số động vật hữu nhũ khác.

(Ảnh: Moonshadow)

Các nhà nghiên cứu cho biết những “hòn đảo” này có thể đã tiến hóa nhằm tăng cường sự truyền thông tin nhanh và có hiệu quả giữa các nơ-ron.

Các nhà nghiên cứu cho biết những nơ-ron hình thoi có lẽ xuất hiện lần đầu tiên ở tổ tiên chung của những loài thuộc họ người, con người và loài linh trưởng to lớn cách đây 15 triệu năm. Chúng không được tìm thấy ở những con linh trưởng hay khỉ nhỏ hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết ở những động vật biến hữu nhũ, chúng có lẽ đã tiến hóa sớm hơn, có thể sớm đến mức cách đây 30 triệu năm.

Những tế bào này tiến hóa như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết hoặc là các nơ-ron hình thoi này chỉ được giữ ở những động vật với bộ não to lớn nhất hoặc là chúng tiến hóa nhiều lần một cách độc lập.

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo cáo rằng: “Mặc dù có sự khan hiếm tương đối về thông tin về nhiều loài động vật biển hữu nhũ, thật quan trọng để ghi nhận trong bối cảnh này rằng những con cá nhà táng, cá heo và chắc chắn là cá voi có bướu trên lưng, phơi bày ra những mô hình xã hội phức tạp bao gồm những kỹ năng liên lạc phức tạp, sự hình thành liên minh, sự hợp tác, sự truyền đạt văn hóa và sử dụng công cụ. Do đó, có thể là một số trong những khả năng này có liên quan đến sự phức tạp về mô tương ứng trong sự cấu tạo não ở những động vật biển hữu nhũ và những loài thuộc họ người.”

K.Tuyến

Theo News in Science, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video