Não của chúng ta cần gì để ghi nhớ?

Những gì xảy ra ở trong vùng hải mã thậm chí trước khi mọi người cố gắng hình thành ký ức có thể tác động đến việc họ có nhớ hay không.

Một nghiên cứu mới phân tích những ghi nhớ của tế bào thần kinh từ não của bệnh nhân động kinh nhận thấy, nếu tốc độ dẫn truyền của các tế bào thần kinh vùng đồi thị nhanh hơn so với khi bệnh nhân nhìn thấy một từ nào đó, từ đó sẽ được mã hóa và được ghi nhớ sau đó. Những phát hiện này cho thấy, vùng hồi hải mã có thể có chế độ "sẵn sàng mã hóa" để tăng khả năng cho việc ghi nhớ.

Nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia bởi nhà nghiên cứu Zhisen Urgolites, Trường Đại học California San Diego, tác giả đầu tiên, cũng cho thấy rằng nếu các tế bào thần kinh vùng đồi thị không được “kích thích” mạnh hơn, thông tin mới có nhiều khả năng không được mã hóa hoặc mã hóa kém và sau đó sẽ bị lãng quên.


Hồi hải mã là khu vực chịu trách nhiệm chính cho sự hình thành bộ nhớ của bộ não. (Nguồn: Viện Salk)

John Wixted, giáo sư tâm lý học tại UC San Diego, và một trong những tác giả chính của bài báo cho biết: “Vấn đề then chốt là làm thế nào để luôn đặt bộ não ở “chế độ mã hóa” theo như ý muốn. "Chế độ mã hóa" giúp tăng cường chọn lọc hoạt động trong phần não quan trọng nhất, hippocampu, để tạo ra những ký ức mới. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, mọi người có thể chủ động ngăn chặn sự hình thành trí nhớ, có thể sẵn sàng để vùng hải mã của họ sẵn sàng mã hóa nhưng làm thế nào người ta có thể làm điều đó, hiện vẫn chưa được biết rõ”.

Các ghi nhớ của tế bào thần kinh từ vùng hồi hải mã, hạch hạnh nhân (amygdala), vỏ não trước và vỏ não trước trán được thu thập từ 34 bệnh nhân động kinh được theo dõi lâm sàng tại Viện Thần kinh Barrow. Các thí nghiệm ban đầu được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Peter Steinmetz từ giữa năm 2007 đến 2014. Sau đó các dữ liệu này đã được bảo quản và thực hiện phân tích tại Viện nghiên cứu não Neurtex, nơi Steinmetz là giám đốc khoa học.

Trong các thí nghiệm, các bệnh nhân được nhìn thấy hoặc nghe một đoạn câu ổn định và phải cho biết từ nào là từ lặp lại hay là từ lạ. Ban đầu, tất cả các từ đều là mới lạ, nhưng sau đó hầu hết là các từ được lặp lại.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán tần số trung bình một tế bào thần kinh phát ra để đáp lại các từ mà những người tham gia nghiên cứu đã nhìn thấy hoặc nghe thấy. Họ cũng tính toán tốc độ phát ra của nơ-ron ngay trước mỗi từ. Tốc độ phát ra trung bình ở vùng hải mã khoảng một giây trước khi nhìn thấy hoặc nghe thấy một từ lần đầu tiên là rất quan trọng. Điều này cho thấy hoạt động thần kinh đó dự đoán liệu những người tham gia sẽ nhớ hay quên từ đó khi được lặp lại sau đó hay không.

Stephen Goldinger, giáo sư tâm lý học tại Trường Đại học bang Arizona, cho biết: Nếu các tế bào thần kinh hồi hải mã của một người phát ra lập tức nhanh hơn so với mức cơ sở khi họ nhìn thấy hoặc nghe thấy một từ, thì não của họ có nhiều khả năng nhớ được từ đó sau đó.

Hoạt động của tế bào thần kinh trong vùng hạch hạnh nhân, vỏ não cingulation trước và vỏ não trước trán không dự đoán được hiệu suất thực hiện nhiệm vụ.

“Chúng tôi nhận thấy những ký ức mới được tạo ra bởi các bộ tế bào thần kinh hoạt động riêng lẻ và những tế bào thần kinh này được kết hợp với nhau thành một bộ nhớ. Khi rất nhiều tế bào thần kinh phát ra ở mức cao, quá trình hình thành trí nhớ sẽ trở nên tốt hơn”, Goldinger nói.

Cập nhật: 03/06/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video