NASA công bố hình ảnh sắc nét nhất của bề mặt sao Diêm Vương

Tàu thăm dò New Horizons vừa gửi về Trái Đất hình ảnh siêu sắc nét của bề mặt hành tinh lùn và NASA đã ngay lập tức công bố nó đến tất cả mọi người.

Mỗi 1 pixel của tấm ảnh tương ứng với 80 mét trên sao Diêm Vương. Với độ chi tiết này, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng những dãy núi, miệng núi lửa cũng như bề mặt băng lạnh giá. "Những hình ảnh cận cảnh này cho thấy sự đa dạng địa hình trên Pluto, đồng thời chứng minh sức mạnh của robot thám hiểm hành tinh do chúng tôi tạo ra", John Grunsfeld - người đứng đầu Ban điều hành các dự án khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ, cho biết.

Gần 5 tháng kể từ khi chuyến bay lịch sử được thực hiện, chúng ta mới có được hình ảnh gần gũi và chi tiết nhất của sao Diêm Vương. Đồng bằng Sputnik Planum, dãy núi gồ ghề al-Idrisi là những gì chúng ta nhìn thấy qua bức ảnh mới nhất. Theo ông Alan Stern - giám đốc Khoa học của sứ mệnh New Horizons, hình ảnh siêu nét này đã cho con người cái nhìn cận cảnh hơn về những gì thật sự tồn tại trên hành tinh lùn.

Trước đó vào tháng 7/2015, tàu thăm dò tiếp cận Pluto với khoảng cách gần 12.500km (tính từ bề mặt của ngôi sao lùn) và ghi lại một loạt các hình ảnh cùng dữ liệu vô cùng quý giá khác. Tuy nhiên, vì nằm quá xa Trái đất, cùng với các trang thiết bị khiêm tốn về mặt công nghệ trên New Horizons khiến tốc độ truyền tải thông tin về hành tinh của chúng ta cực kỳ chậm. Chính vì lẽ đó, dự kiến đến cuối năm 2016 các nhà khoa học ở NASA mới nhận được toàn bộ dữ liệu thu thập được.

Hiện New Horizons đang tiếp tục di chuyển sâu hơn vào không gian, bỏ lại Pluto phía sau với khoảng cách 167 triệu km và cách hành tinh của chúng ta 5,2 tỷ cây số. Trong thời gian tới, con tàu sẽ tiếp tục hành trình đến 2014 MU69, một thiên thể nằm trong Vành đai Kuiper.

Sao Diêm Vương, cũng được định danh hình thức là 134340 Pluto, là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.

Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh, sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper. Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt trăng của Trái đất.

Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn sao Diêm Vương 27%. Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres.

Cập nhật: 07/12/2018 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video