NASA lý giải về những "trùng hợp" khó hiểu trên sao Hỏa

Nhiều người thích những câu chuyện kì thú về vũ trụ bao la xung quanh chúng ta. Để thỏa mãn trí tò mò, họ thích săm soi để tìm kiếm những vật thể kì lạ từ những bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa.

Trí tưởng tượng phong phú của con người có thể biến hình thù ngẫu nhiên của những tảng đá thành các khuôn mặt khác nhau, và từ đó liên hệ chúng với những người ngoài hành tinh bí ẩn.

Một bức ảnh chụp gửi về từ tàu tự hành Curiosity trên Sao Hỏa làm dấy lên rất nhiều suy đoán của cộng đồng về vật thể trông giống như một con cua bò trên cát.


Khuôn mặt sao Hỏa đầu tiên được phát hiện.

Tàu vũ trụ Viking 1 của NASA đã tiếp cận sao Hỏa vào năm 1976 và đã chụp được những hình ảnh về bề mặt hành tinh này.

Điều khiến mọi người phấn khích chính là sự xuất hiện của một khuôn mặt người ở trung tâm bức ảnh. Thật dễ dàng để nhận ra nó có hai mắt, mũi, miệng và còn trông có vẻ như đang quàng khăn ở quanh đầu, hoặc là một kiểu tóc khà lạ mắt. Nhiều người thậm chí bảo nó trông giống như Elvis Presley thời trẻ.


Góc nhìn mới về khuôn mặt sao Hỏa.

NASA đã làm sáng tỏ những hoài nghi về khuôn mặt trên sao Hỏa bằng những bức ảnh mới nhất của tàu vũ trụ Mars Global Surveyor (MGS) vào năm 2001. Nói tóm lại, đó chỉ là một đỉnh núi hơi nhấp nhô chứ không phải một khuôn mặt hay một địa điểm tôn giáo nào của người ngoài hành tinh cả.


Khúc xương khô trên cát, tàu tự hành Curiousity gửi bức ảnh này về Trái đất vào năm 2014.

Mọi người đã rất ngạc nhiên khi xuất hiện trong bức ảnh là một vật thể có hình dạng giống như xương đùi của con người. NASA giải thích rằng hình dạng bất thường đó chỉ là sản phẩm của sự xói mòn bởi gió và cát thổi liên tục trên bề mặt Sao Hỏa mà thôi.

Mã Morse


Những cồn cát trông giống như những nét chấm và dấu gạch được sử dụng trong mã Morse.

Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Reconnaissance của NASA vào tháng 2 năm 2016. Nhìn vào, chúng ta dễ nhận thấy những hình thù kì lạ xuất hiện trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Những khu vực sẫm màu là những cồn cát trông giống như những nét chấm và dấu gạch được sử dụng trong mã Morse.

Veronica Bray, nhà khoa học nghiên cứu về các hành tinh, đã phân tích hình ảnh các đụn cát này và đáng tiếc là nó không có nghĩa gì cả, ít nhất là nếu ta đọc bằng các ngôn ngữ trên Trái đất ngày nay: "NEE NED ZB 6TNN DEIBEDH SIEFI EBEEE SSIEI ESEE SEEE !!"

Con cá bơi giữa dòng sông


Thực tế thì không hề có con cá nào cả đâu.

Thực tế thì không hề có con cá nào cả đâu. Bức ảnh trên được tàu tự hành Curiosity chụp được khi thám hiểm bề mặt Sao Hỏa.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại NASA cho biết, đây đơn giản chỉ là một phiến đá, hình dạng của nó kèm theo hướng ánh sáng và góc chụp đã kết hợp lại để tạo ra hình thù con cá như chúng ta thấy.

Qua những nghiên cứu mới nhất về hành tinh Đỏ, NASA cho biết: "sao Hỏa dường như không bao giờ có đủ oxy trong bầu khí quyển và các nơi khác để hỗ trợ các sự sống của các sinh vật phức tạp".

Chiếc bánh donut bí ẩn


“Chiếc bánh donut bí ẩn” này là một mảnh vỡ của tàu tự hành khi đi ngang qua khu vực đó.

So sánh các bức ảnh do tàu tự hành Opportunity gửi về ở những thời điểm khác nhau từ cùng một vị trí trên Sao Hỏa, người ta nhận thấy sự xuất hiện bất thường của một vật thể có hình dạng như một chiếc bánh donut.

Vài người tin rằng đây chính là một loại nấm ngoài hành tinh, với tốc độ phát triển cực kì nhanh, hoặc đây là một sinh vật trên Sao Hỏa đã vô tình di chuyển ngang qua khi bức ảnh được chụp.

Lý giải cho hiện tượng này, NASA cho biết “chiếc bánh donut bí ẩn” này là một mảnh vỡ của tàu tự hành khi đi ngang qua khu vực đó.

Cập nhật: 12/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video