Robot NASA chụp đám mây phát sáng trên sao Hỏa

Robot Curiosity gửi về hàng loạt ảnh chụp đen trắng và có màu ghi hình những đám mây sáng lấp lánh nằm ở độ cao lớn.

Mây rất hiếm hoi trong bầu khí quyển mỏng và khô của sao Hỏa. Những đám mây thường tập trung ở xích đạo của hành tinh trong thời gian lạnh nhất năm, khi sao Hỏa ở xa Mặt Trời nhất trên quỹ đạo hình oval. Năm nay, các nhà khoa học sẵn sàng ghi hình đám mây ngay từ khoảnh khắc chúng xuất hiện lần đầu tiên hồi cuối tháng 1. Kết quả là ảnh chụp dải mây chứa đầu tinh thể băng làm phân tán ánh sáng Mặt Trời. Kết quả là một số đám mây sáng lung linh. Không chỉ đẹp mắt, ảnh chụp còn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu mây hình thành như thế nào trên sao Hỏa và tại sao những đám mây gần đây lại khác biệt.


Mây xà cừ trong ảnh chụp bởi robot Curiosity. (Ảnh: NASA).

Trên thực tế, nhóm nghiên cứu thuộc dự án Curiosity có một phát hiện mới. Đó đám mây nằm ở độ cao lớn hơn thông thường. Phần lớn mây trên sao Hỏa lơ lửng ở độ cao 60 km và chứa băng nước. Nhưng đám mây mà robot Curiosity chụp ảnh nằm ở độ cao lớn hơn và rất lạnh, nhiều khả năng chúng hình thành từ carbon dioxide đông cứng, hay băng khô. Các nhà khoa học đang tìm kiếm bằng chứng để xác định độ cao của đám mây. Họ cũng cần phân tích thêm để chắc chắn bức nào trong số những ảnh chụp gần đây của Curiosity là đám mây chứa băng nước và bức nào là đám mây chứa băng khô.

Kết cấu gợn sóng mịn màng của đám mây rất dễ thấy qua ảnh chụp từ camera định vị cho ảnh đen trắng của Curiosity. Nhưng trong ảnh màu từ thiết bị Mastcam của robot, đám mây thực sự phát sáng. Quan sát ngay sau khi Mặt Trời lặn, tinh thể băng trong đám mây phản chiếu ánh sáng chiều tà, khiến chúng dường như phát sáng trên nền trời đang tối dần. Những đám mây dạ quang này phát sáng rực rỡ do chứa đầy tinh thể băng, sau đó tối đi khi vị trí của Mặt Trời trên bầu trời hạ xuống thấp hơn độ cao của chúng. Đây là một manh mối hữu ích mà các nhà khoa học dùng để xác định độ cao đám mây.

Đẹp mắt hơn nữa là những đám mây lấp lánh, hay còn gọi là mây "xà cừ". "Nếu nhìn thấy một đám mây có một tập hợp màu pastel lấp lánh, đó là vì các hạt trong đám mây có kích thước gần giống nhau. Điều đó thường xảy ra ngay sau khi các mây hình thành và đều phát triển với tốc độ như nhau", Mark Lemmon, nhà khoa học khí quyển của Viện Khoa học Không gian ở Boulder, Colorado, Mỹ, cho biết.

Cập nhật: 31/05/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video