Siêu mặt trăng đã xuất hiện

Bầu trời đêm dường như đối đãi khá tốt với những tín đồ yêu thiên văn từ khắp nơi trên thế giới. Sự xuất hiện của vòng tròn lửa tuyệt đẹp ở Châu Phi, Nhật thực toàn phần và Mặt trăng màu đen độc nhất vô nhị là những hiện tượng vô cùng đặc biệt và chắc chắn không ai muốn bỏ lỡ.

Bởi có sự kết hợp của Trăng Thợ săn (Hunter's Moon) và siêu Mặt trăng vào đêm 15-16 tháng Mười ở Bắc bán cầu, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy Mặt Trăng cực lớn với quầng sáng màu cam trên bầu đêm.

Có khá nhiều tên gọi Mặt trăng có thể làm bạn rối trí như mặt trăng máu, mặt trăng màu xanh, mặt trăng màu đen và một số tên gọi khác. Nhưng hãy ghi nhớ, khi Trăng Thợ săn xuất hiện, màu sắc sẽ đẹp một cách tuyệt vời và kì lạ.

Đôi khi chúng ta gọi là Mặt trăng máu bởi không ai có thể quyết định chỉ một định nghĩa cho tất cả những cái tên lạ mắt, Mặt Trăng Thợ săn xuất hiện sớm hơn vào buổi tối so với thường lệ, tạo nên một khoảng cách ngắn hơn giữa hoàng hôn và lúc trăng lên.


Hãy cùng đón xem siêu Mặt trăng vào cuối tuần này. (ảnh: Doug Priebe/Shutterstock.com).

Matt Williams giải thích với Universe Today rằng Mặt trăng thường mọc muộn hơn 50 phút mỗi ngày nhưng Mặt trăng Thợ săn mọc chỉ 30-35 phút sau đó, phát ra ánh sáng nhiều hơn trong quá trình chuyển từ đêm sang ngày.

Theo truyền thuyết, những người thợ săn và nông dân cần nhiều ánh sáng từ Mặt trăng để làm việc, vì vậy tên gọi Mặt trăng Thợ săn được ra đời từ đây.

Lý do Mặt trăng mọc sớm hơn là bởi quỹ đạo của Mặt trăng tạo ra một góc hẹp với đường chân trời vào buổi tối vào thời điểm thu phân, kéo dài từ cuối tháng Chín đến đầu tháng Mười hai ở Bắc bán cầu và giữa tháng Ba và tháng Tư ở Nam bán cầu.

Vậy tại sao Mặt trăng lại trông có màu đỏ cam?

Trong thực tế, Mặt trăng Thợ săn chỉ là một trăng tròn như thường lệ, vì thế về mặt kỹ thuật nó không lớn hơn, sáng hơn hoặc nhiều màu sắc hơn so với bất kì loại trăng tròn nào khác. Nhưng một ảo giác thực sự thú vị sẽ làm Mặt trăng xuất hiện theo cách đó trên bầu trời đêm.

Theo báo cáo của EarthSky's Deborah Byrd, vị trí của Mặt trăng Thợ săn quá gần so với đường chân trời làm cho nó trông lớn hơn và có màu cam: "Màu cam của của Mặt trăng khi ở gần đường chân trời là một hiệu ứng vật lý thực sự. Nó bắt nguồn từ thực tế rằng khi bạn nhìn về phía chân trời, bạn đang nhìn thông qua một tầng rất dày và lớn của bầu khí quyển Trái Đất hơn là khi bạn chỉ nhìn lên trời một cách đơn thuần.

Bầu khí quyển tán xạ ánh sáng màu xanh, đó là lý do tại sao bầu trời trông có màu xanh. Độ dày và lớn của bầu khí quyển theo hướng đường chân trời sẽ tán xạ ánh sáng màu xanh một cách hiệu quả nhất, nhưng khi đó bạn lại nhận được ánh sáng màu đỏ bằng mắt thường. Vì vậy, một Mặt trăng tròn gần đường chân trời hay bất kì Mặt trăng tròn nào khác sẽ có màu vàng, màu cam hoặc màu đỏ".

Với vị trí gần đường chân trời, Mặt trăng thợ săn sẽ có xu hướng tạo nên những ảo ảnh lớn hơn so với trăng bình thường và cuối tuần này, trăng sẽ thậm chí còn lớn hơn bởi sự kiện trùng hợp của siêu Mặt trăng.


Với vị trí gần đường chân trời, Mặt trăng thợ săn sẽ có xu hướng tạo nên những ảo ảnh lớn hơn so với trăng bình thường.

Về kỹ thuật, siêu Mặt trăng sẽ xuất hiện khi Mặt trăng ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất trong quỹ đạo hình bầu dục của nó. Điều này dẫn đến hiện tượng Mặt trăng xuất hiện với hình dạng lớn hơn so với bình thường trên bầu trời đêm:

Dưới đây là một so sánh:

Trăng tròn vào cuối tuần này ở Bắc bán cầu sẽ là một trong ba siêu Mặt trăng tròn trong năm nay.

Để đón xem, chỉ cần theo sát những hướng dẫn tuyệt vời của Earthsky:

"Thời gian cho trăng tròn lần này và mỗi lần trăng tròn thay đổi theo múi giờ. Theo múi giờ Luân Đôn, Mặt trăng sẽ tròn vào 5h23 sáng theo quy ước giờ mùa hè vào ngày 16 tháng Mười, khi đó Mặt trăng sẽ tỏa sáng trên bầu trời đêm phía Tây.

Theo múi giờ Hoa Kì, Mặt trăng tròn vào lúc 12h23 sáng theo giờ ánh sáng ngày miền Đông vào 16 tháng Mười. Vào ngày 15 tháng Mười, trăng tròn xuất hiện lúc 12h23 đêm giờ ánh sáng miền Trung, 22h23 đêm theo giờ ánh sáng ngày miền núi (MDT - Mountain Daylight Time) và 21h23 đêm theo giờ ánh sáng ngày Thái Bình Dương".

Hãy cùng đánh dấu lịch của bạn để đón xem hiện tượng vô cùng lý thú này nhé.

Cập nhật: 14/11/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video