NASA từ bỏ dự án phát triển xe tự hành thám hiểm Mặt trăng VIPER

Do chi phí vượt dự kiến và tiến độ đình trệ, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo buộc phải hủy kế hoạch triển khai xe tự hành thám hiểm Mặt trăng VIPER.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/7 thông báo buộc phải hủy kế hoạch triển khai xe tự hành thám hiểm Mặt trăng VIPER do chi phí vượt dự kiến và tiến độ đình trệ, dù đã tiêu tốn 450 triệu USD để phát triển thiết bị này.

Giới quan sát đánh giá đây là một bước thụt lùi đáng kể trong chương trình thám hiểm Mặt trăng của NASA.


 Xe tự hành thám hiểm Mặt trăng VIPER. (Nguồn: NASA).

Xe tự hành VIPER được phát triển với mục tiêu khám phá cực Nam của Mặt trăng, nhằm tìm kiếm băng và các tài nguyên khác, mở đường cho các chuyến thám hiểm đưa các nhà du hành Mỹ lên Mặt trăng theo chương trình Artemis của NASA vào cuối thập kỷ này.

Bà Nicky Fox, một quan chức của NASA, cho biết: "Những quyết định như vậy không bao giờ là dễ dàng. Nhưng trong trường hợp này, số tiền còn lại phải chi cho VIPER theo dự kiến sẽ dẫn đến việc phải hủy bỏ hoặc làm gián đoạn nhiều nhiệm vụ khác".

VIPER ban đầu được lên kế hoạch phóng vào năm 2023. NASA từng kỳ vọng VIPER sẽ tiến vào các miệng núi lửa bị che khuất trên Mặt trăng, nơi có trữ lượng băng đã tồn tại hàng tỉ năm.

Nhưng vào năm 2022, NASA quyết định hoãn triển khai robot tự hành này đến cuối năm 2024 để có thêm thời gian thử nghiệm trước chuyến bay của tàu đổ bộ Griffin, do công ty Astrobotic cung cấp theo chương trình Dịch vụ tải trọng Mặt trăng thương mại (CLPS) - một chương trình liên doanh công-tư.

Sau đó, kế hoạch phóng VIPER tiếp tục lùi đến tháng 9/2025, trong khi chi phí dự kiến đội lên 609,6 triệu USD.

Một quan chức khác của NASA, ông Joel Kearns cho biết VIPER đã được "lắp ráp hoàn chỉnh," nhưng chưa trải qua các thử nghiệm có thể chứng nhận rằng xe tự hành này đáp ứng được quá trình phóng, bay qua khoảng không vũ trụ và chịu được điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Mặc dù vậy, theo ông Joel Kearns, xe tự hành này vẫn có thể được sử dụng lại trong các sứ mệnh tương lai, dù là dùng toàn bộ hay một phần, nếu NASA đạt được thỏa thuận phù hợp với các đối tác quan tâm.

Cập nhật: 19/07/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video