Ngày tận thế của khủng long cực kỳ ẩm ướt

Vào thời kỳ cuối cùng của khủng long, trái đất ẩm ướt hơn nhiều so với hình dung của các nhà khoa học, một nghiên cứu mới tiết lộ.

65 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã văng xuống bờ biển bán đảo Yucatan, Trung Mỹ, và hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự kiện này đóng vai trò lớn gây ra sự tuyệt diệt của 70% sinh vật sống trên trái đất, trong đó có những con khủng long không bay.

Các nhà địa vật lý giờ đây đã tạo ra những hình ảnh 3 chiều chi tiết nhất về địa chấn ở hố thiên thạch Chicxulub gần như chìm dưới biển này. Dữ liệu chứng tỏ tảng thiên thạch đã rơi xuống nước sâu hơn so với phỏng đoán trước kia, và do đó giải phóng lượng hơi nước lớn gấp 6,5 lần vào bầu khí quyển.

Các bức ảnh cũng cho thấy trầm tích trong hố này giàu sulfur và chúng sẽ tương tác với hơi nước để tạo thành các sol khí sulfate. Những hợp chất này gây ra ảnh hưởng chết người bởi chúng làm khí hậu lạnh đi và gây ra mưa axit. "Lượng hơi nước khổng lồ và sự gia tăng đáng kể các sol khí sulfate cần phải được tính đến trong các mô hình về cơ chế tuyệt chủng", trưởng nhóm nghiên cứu Sean Gulick tại Đại học Texas nói.

Chỉ riêng cú rơi của thiên thạch có lẽ không đủ để gây ra vụ tuyệt chủng lớn, song có thể sự kết hợp của những thay đổi môi trường đã thúc đẩy kết cục này.

Khủng long có thể bị tuyệt diệt bởi một cú va chạm thiên thạch 65 triệu năm trước. (Ảnh: National Geographic)

T. An (Theo LiveScience, Vnexpress)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video