Nghe nhạc trước khi gây mê phẫu thuật có thể giúp bạn bình tĩnh hơn

Một nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy những bệnh nhân được nghe nhạc trước khi tiến hành gây mê thường có mức độ lo lắng rất thấp. 

Theo Gizmodo, các bác sĩ đã tận dụng âm nhạc như một "liều thuốc" thư giãn cho bệnh nhân khi vào trước, trong và sau các cuộc điều trị, bao gồm cả phẫu thuật, và kết quả cho ra đầy hứa hẹn. Việc âm nhạc tác động tích cực đến người bệnh có thể phần nào giảm đau tạm thời cho hệ thần kinh, trong khi các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng thần kinh để giảm đau vật lý. Và trước đó, do hiểu được nỗi lo lắng của bệnh nhân trước khi thực hiện các ca phẫu thuật, các bác sĩ thường kê thuốc an thần cho bệnh nhân sử dụng.


Âm nhạc tác động tích cực đến người bệnh có thể phần nào giảm đau tạm thời cho hệ thần kinh.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều lý do khiến cả bác sĩ và bệnh nhân đều không muốn sử dụng thuốc an thần trừ trường hợp bất khả kháng. Đó là bởi những thuốc này không chỉ có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh như dễ bị kích động và trở nên cáu gắt một cách khó hiểu. Veena Graff, một bác sĩ gây mê và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Y khoa Pennsylvania, cho biết họ chưa từng tiến hành so sánh trực tiếp việc sử dụng âm nhạc với phương pháp điều trị bằng thuốc nói trên.

Nghiên cứu về sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc, được công bố trên trang Regional Anesthesia & Pain Medicine, đã chọn ra 160 bệnh nhân tương đối khỏe mạnh để tiến hành thử nghiệm. Một nửa được chỉ định ngẫu nhiên để nghe nhạc qua tai nghe chống ồn, trong khi nửa còn lại sử dụng thuốc an thần.

Theo báo cáo, họ thấy rằng cả hai nhóm đều cảm thấy lo lắng như nhau (được đo bằng một cuộc kiểm tra ngắn) từ trước và sau cuộc thử nghiệm. Bản thân các bác sĩ cũng báo cáo rằng không có sự khác biệt về việc các bệnh nhân cảm thấy như thế nào. Mặc dù vậy, những người sử dụng thuốc an thần lại cho biết họ có đôi chút hài lòng hơn về quá trình thực nghiệm. Trong khi nhóm sử dụng nhạc cho biết họ và các bác sĩ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với nhau bởi sự cản trở của tai nghe.

Tuy nhiên, nghiên cứu dường như cho thấy việc sử dụng âm nhạc lại không có bất cứ rủi ro lớn nào xảy ra đối với hệ thần kinh, tốt hơn so với việc sử dụng thuốc an thần. Và các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng liệu pháp sử dụng âm nhạc cũng giúp một số người trước và sau phẫu thuật cảm thấy thoải mái, thuận tiện trong việc hồi phục hơn.

"Bất cứ ai cũng có thể thử sử dụng âm nhạc thay vì sử dụng thuốc an thần để trở nên bình tĩnh hơn", Veena Graff trả lời với Gizmodo. Và đối với những ai không thích cảm giác do thuốc an thần gây ra, giờ đây, họ đã có liệu pháp thay thế. Cũng như việc giảm lượng thuốc an thần trước và sau phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.


Sử dụng âm nhạc không có bất cứ rủi ro lớn nào xảy ra đối với hệ thần kinh.

Thậm chí, hiệu quả mà âm nhạc mang lại còn có thể được tăng lên. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một bài hát của ban nhạc Marconi Union được viết cùng với các nhà trị liệu âm thanh và phát hành năm 2011, có tên "Weightless". Bài hát dài 8 phút được đặc biệt dành riêng cho các bệnh nhân, giúp họ thư giãn, bình tĩnh hơn. Nhưng vì ngày nay mọi người đều có một playlist nhạc của riêng mình nên việc nghe một bài hát yêu thích có thể giúp các bệnh nhân giảm stress tốt hơn.

"Ngay bây giờ, chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà âm nhạc hầu hết có mặt ở mọi ngõ ngách. Nhiều người hiện nay đều sở hữu cho mình những chiếc smartphone và các thết bị đa phương tiện có chứa nhạc trong đó", Graff nói.

Cách tốt nhất mà chúng ta có thể tận dụng và cải thiện lợi ích âm nhạc theo mục đích y học, theo Graff, là cho các bệnh viện bắt đầu cung cấp thêm lựa chọn nghe nhạc, bên cạnh các phương pháp điều trị có sẵn. Và điển hình, một vài trung tâm y tế ở Mỹ đã cung cấp tai nghe cho bất kỳ ai muốn thư giãn trước khi tiến hành phẫu thuật thay vì sử dụng thuốc an thần.

Graff cho biết thêm: "Hiện tại, tôi biết có khá nhiều tổ chức cũng đang cố gắng mang âm nhạc vào các hoạt động hàng ngày của họ, nhưng vẫn có nhiều điều phải làm nếu như muốn nó trở thành sự thật. Tôi hy vọng một ngày nào đó, âm nhạc sẽ là một lựa chọn chính thức được các bệnh viện đưa ra cho tất cả bệnh nhân".

Cập nhật: 23/07/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video