Nghệ thuật "chơi đá" tuyệt đỉnh dưới góc nhìn khoa học

"Chơi đá" hơn cả nghệ thuật và người "chơi đá" phải là thiên tài chứ không còn là nghệ sĩ.

Khám phá nghệ thuật "chơi đá" có 1-0-2 trên thế giới

Đá, sỏi là những vật vô tri vô giác có rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ từ những hòn đá bình thường ấy, con người có thể tạo ra “siêu phẩm” nghệ thuật hay không?

Nếu chưa từng có suy nghĩ ấy, hẳn bạn sẽ phải thay đổi sau bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi khám phá về loại hình nghệ thuật có 1-0-2 trên thế giới: “chơi đá" - hành trình đi tìm tâm hồn của thiên nhiên.

“Chơi đá"môn nghệ thuật sắp đặt, tạo hình xuất hiện trên thế giới cách đây chưa lâu. Hiểu một cách đơn giản, đó là việc sắp xếp những hòn đá vô tri vô giác trong tự nhiên lên nhau cân bằng, phi thường tới ngưỡng nghệ thuật.

Nhiều người yêu thích thậm chí ví “chơi đá" vượt hơn cả một môn nghệ thuật, đó là hành trình đi tìm sự cân bằng trong cuộc sống, trong thiên nhiên.

Thoạt nghe, nhiều người sẽ nghĩ xếp đá thì ai cũng làm được, có gì hay ho đâu. Tuy nhiên, “nghệ thuật” đây là ở chỗ, những hòn đá xếp lên nhau không vuông, không đều chằn chặn như gạch xây nhà.

Ngược lại, chúng mang nhiều hình thù, kích thước, khối lượng hoàn toàn khác biệt. Để cân bằng và xếp chúng lên nhau, người nghệ sĩ không chỉ có bàn tay khéo léo mà còn cần tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên.

Nếu bạn nghi ngờ tính xác thực của môn nghệ thuật này, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ với sự thật rằng hiện tượng đá cân bằng như trên không phải là hiếm trong tự nhiên.

Tại khu vực núi San Bernardino, có một viên đá tự cân bằng trong trạng thái chênh vênh tới mức khó tin. Theo các nhà khoa học, không hiểu vì lý do gì song hòn đá này đã đứng vững trong 18.000 năm bất chấp khu vực xung quanh thường xuyên xảy ra động đất.

Về bản chất, mục tiêu của “chơi đá" cũng giống như điêu khắc tượng trong kiến trúc. Tuy nhiên, nghệ sĩ sẽ không được sử dụng bất cứ dụng cụ gì như đục, đẽo, dao, băng keo… mà chỉ được sử dụng tay không.

Điểm mấu chốt trong môn nghệ thuật này chính là sự cân bằng. Michael Grab – một trong những bậc thầy xếp đá từng chia sẻ: điều quyết định căn bản bạn có “chơi đá" thành công hay không, đó là bạn hiểu chúng rõ tới mức nào.

Mỗi viên đá, hòn đá đều có nguồn gốc, chủng loại và cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi làm chủ được đá, bạn mới có thể hô biến chúng thành nghệ thuật.

Cũng theo anh tiết lộ, dưới góc nhìn vật lý học, bề mặt đá không bao giờ bằng phẳng mà thay vào đó là những lỗ từ nhỏ li ti tới rất lớn. Mỗi lỗ ấy có thể gọi là một “tripod” - chiếc kiềng ba chân giúp đá đứng thẳng theo mọi góc độ.

Khi xếp đá, nghệ sĩ bằng cảm nhận và sự tinh tế tìm ra được “tripod” ấy và mọi chuyện sau đó sẽ vô cùng đơn giản. Theo Michael Grab, càng “chơi đá", anh càng cảm thấy thư giãn và đến gần hơn với sự tĩnh tâm, cân bằng trong chính con người mình.

Thông thường, chúng ta hay bắt gặp 4 phong cách xếp đá cân bằng khác nhau. Phong cách đầu tiên có tên “Pure balance”, nghĩa là xếp những hòn đá sao trọng tâm của chúng gần hoặc trùng nhau. Nhờ đó, chúng sẽ đứng rất vững do trọng lượng được dồn và phân tán đều.

Kiểu xếp đá thứ hai là “Counterbalance”. Hiểu một cách nôm na, nghệ sĩ theo phong cách này sẽ xếp đá lên nhau tạo sự cân bằng bằng cách để trọng lượng của các viên đá đối xứng với nhau. Với cách xếp này, chúng ta có những tác phẩm đá tạo cảm giác vô cùng chênh vênh, dễ đổ.

Một phong cách xếp đá khác cơ bản đó “Balanced stacking”. Những hòn đá được sử dụng với cách “chơi” này thường bằng phẳng, nhẵn và hay được dùng để xếp các tác phẩm có chiều cao “khủng”.

Cách xếp cuối cùng khó nhất và đòi hỏi sự khổ luyện trong nhiều năm. Cái tên của nó đã nói lên tất cả: “Free style”. Điều đó đồng nghĩa, nghệ sĩ có thể thoải mái sáng tạo tùy theo hoàn cảnh, nhưng vì thế họ phải tinh thông mọi loại đá để vận dụng sao cho đúng.

Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra, đó là sau khi các tác phẩm được tạo nên, liệu chúng sẽ cân bằng trong bao lâu? Gió, bão liệu có thể phá hủy sự cân bằng này hay không?

Câu trả lời là có thể. Theo Michael Grab, anh đã quá quen với việc các tác phẩm của mình bị sập đổ vì mưa to, gió lớn. Tuy nhiên, rất nhiều lần khi quay lại nơi mình đã sáng tạo nghệ thuật, Michael thấy tác phẩm của mình vẫn còn y nguyên. Với nghệ sĩ như anh, đó là niềm vui sướng nhất trên đời.

Đến đây, nếu muốn hiểu rõ thêm về thứ nghệ thuật tuyệt đỉnh có 1-0-2 này, hãy cùng khám phá thêm qua video bên dưới nhé!

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video