Nghiên cứu mới phát hiện hạt vi nhựa làm lây lan mầm bệnh

Nghiên cứu mới phát hiện không chỉ gây hại môi trường, hạt vi nhựa còn làm lây lan mầm bệnh, thậm chí tăng khả năng kháng kháng sinh.

Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí The Eco-Environment & Health đã xác định được mối nguy hiểm tiềm ẩn của hạt vi nhựa lây lan trong các vùng nước.


Một số vùng biển ở khu vực Bắc Cực bị ô nhiễm nhựa nặng nề do dòng hải lưu Đại Tây Dương đổ rác thải vào đó - (Getty Images/iStockphoto).

Theo kết quả nghiên cứu sâu về những tương tác giữa hạt vi nhựa và vi khuẩn, các nhà khoa học tại Đại học Shuren Chiết Giang và Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã phát hiện mầm bệnh có thể bám vào các hạt vi nhựa, sử dụng các hạt này làm môi trường lây truyền.

Nghiên cứu còn cho thấy không chỉ vi nhựa, mà nhựa nano đều cùng làm thay đổi vi khuẩn đất và tăng khả năng kháng kháng sinh.

Đáng chú ý, nhựa nano do kích thước nhỏ và diện tích bề mặt lớn nên có tác động đáng kể hơn, ngay cả với số lượng nhỏ.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết phải tăng cường giám sát ô nhiễm hạt vi nhựa”. 

Nghiên cứu cũng kêu gọi các cuộc điều tra nghiên cứu bổ sung xem xét “vai trò của vi nhựa trong việc truyền mầm bệnh, cùng với các rủi ro sức khỏe”.

Hạt vi nhựa gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho các sinh vật sống. Các nhà khoa học đã tìm thấy hạt vi nhựa trong dạ dày của nhiều loài sinh vật, từ động vật không xương sống nhỏ đến động vật có vú lớn như gấu, cá voi và hươu.

Khi sinh vật ăn phải vi nhựa, các hạt rác thải nhựa sẽ tích tụ và có thể gây viêm, nhiễm độc thần kinh và mất cân bằng đường ruột.

Hàng chục nghìn tỉ mảnh vi nhựa trong đại dương

Vi nhựa là những hạt nhựa nhỏ chưa tới 5mm, vỡ ra từ vật liệu công nghiệp và sự phân hủy của các sản phẩm nhựa. Chúng hiện diện rộng rãi trong các hệ sinh thái biển và nước ngọt trên toàn thế giới.

Hạt vi nhựa thải các chất độc hại vào đất, không khí và nước. Vì vi nhựa được làm từ vật liệu tổng hợp nên chúng không bị phân hủy và tồn tại vô thời hạn trong môi trường và cơ thể chúng ta.

Ô nhiễm nhựa đe dọa sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái dưới nước, đặc biệt khi các nhà khoa học đã xác định được 24,4 nghìn tỉ mảnh vi nhựa trong đại dương. Tuy nhiên tổng số hạt vi nhựa trôi nổi trong đại dương được ước tính còn cao hơn nhiều.

Cập nhật: 11/02/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video