Nếu tất cả mọi người đều nhiễm Covid-19 thì thế giới sẽ ra sao?

Dường như dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, việc phải sống cùng Covid-19 không có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ và để nó lây lan không kiểm soát.

Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ vừa ban hành hướng dẫn mới về việc mang khẩu trang đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, khuyến cáo người dân sống tại khu vực nguy cơ lây nhiễm cao nên mang khẩu trang khi đến nơi công cộng. Động thái này diễn ra sau khi CDC thu thập dữ liệu về biến chủng Delta, là biến chủng chính trong đại đa số các chuỗi lây nhiễm mới. Dữ liệu thu thập cho thấy, dù các cá nhân đã được tiêm vaccine và có kháng thể vẫn có khả năng mang virus và lây nhiễm cho người khác.


Dù đã được tiêm vaccine Covid-19 rồi, bạn vẫn nên đeo khẩu trang. Ảnh: Ed Jones (Getty Images)

Tất cả những phát hiện mới gần đây không thể không khiến chúng ta phải suy nghĩ rằng: Liệu chúng ta có còn khả năng khống chế virus Covid-19 trước khi nó đạt mức lây nhiễm cho toàn bộ loài người? Và nếu không thể, thì chúng ta sẽ sống với nó như thế nào?

Vaccine giúp giảm sự lây lan và thiệt hại do virus, nhưng không phải là biện pháp hoàn hảo

Trước khi CDC công bố dữ liệu trong bản hướng dẫn mới, tờ Washington Post cũng cho đăng tải một tài liệu nội bộ của CDC về vấn đề này. Dựa trên những dữ liệu có được, bao gồm thông tin của những đợt bùng phát dịch gần đây về người đã tiêm và chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại bang Massachusetts, CDC xác nhận rằng biến chủng Delta không chỉ có khả năng lây nhiễm nhanh hơn các biến chủng gây đợt dịch hồi năm ngoái mà nó còn dễ lây lan hơn cả những bệnh truyền nhiễm khét tiếng khác, như bệnh thủy đậu chẳng hạn.

Tuy vậy, những người đã được tiêm vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) vẫn có khả năng cao kháng lại biến chủng Delta (khoảng 80%) và khả năng giảm thiểu các triệu chứng nguy hiểm rất cao (lên đến 90%). Tuy nhiên, CDC hiện đang nghi ngờ khả năng những người đã tiêm vaccine trở thành bệnh nhân F0 có thể sản sinh ra lượng virus Covid-19 tương đương với người chưa tiêm vaccine. Nếu khả năng trên xảy ra, điều này sẽ chứng tỏ rằng người đã tiêm vaccine bị nhiễm bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác. Nhìn chung, có một điểm quan trọng là những người đã tiêm vaccine dường như ít có khả năng lây lan dịch bệnh vì họ đã được bảo vệ trước virus Covid-19 từ đầu.

Những kết luận này chưa được khẳng định. Một số nước khác, như Anh, ước tính hệ số lây nhiễm cơ bản (viết tắt là R0) của virus Delta thấp hơn con số do CDC Mỹ đưa ra. Một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi về khả năng lây nhiễm của những người đã tiêm vaccine do CDC Mỹ đưa ra dựa trên kết quả xét nghiệm PCR có bị phóng đại hay không. Và một điểm quan trọng cần phải nhắc lại là người đã tiêm vaccine vẫn có các chỉ số vượt trội hơn người chưa tiêm vaccine ở nhiều mặt – thậm chí là nguy cơ nhiễm biến chủng Delta thấp hơn đến 8 lần. Theo phân tích của CDC, tỉ lệ mắc triệu chứng nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong cũng được giảm thiểu rất đáng kể.

Tuy nhiên, có thể nói rằng, sự nguy cấp của biến thể Delta và những biến thể đáng lo ngại khác khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ về khả năng khống chế tình hình dịch bệnh và phục hồi.

Covid-19 sẽ tiếp tục lây lan, nhưng vaccine sẽ giúp kiểm soát nó

Thậm chí, khi những lọ vaccine đầu tiên được đưa ra thị trường vào cuối năm 2020, các nhà nghiên cứu, cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã nỗ lực cảnh báo về việc chỉ riêng vaccine không thể chấm dứt đại dịch Covid-19. Cũng trong tuần trước, các nhà khoa học của chính phủ Mỹ cho biết khoảng 1/3 cá thể hươu đuôi trắng có một số bang có kháng thể đối với virus Covid-19. Dù vậy, những cá thể này không có triệu chứng bệnh khi được phát hiện, nên chúng ta không cần quá lo lắng về phát hiện này. Nhưng qua đó, chúng ta có thể biết được rằng virus corona vẫn có nhiều cách khác để tiếp tục vòng đời của nó.

Tháng 2/2021, Tạp chí Nature đã tiến hành khảo sát hơn 100 nhà miễn dịch học, các chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và nhà virus học đang nghiên cứu về virus corona. Gần 90% chuyên gia đồng ý rằng có khả năng hoặc rất có khả năng Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu, có nghĩa là một căn bệnh luôn xuất hiện trong cộng đồng ở một mức độ nào đó. Và dù vẫn có một số nhà nghiên cứu đề xuất ý tưởng Zero Covid – loại bỏ các ca bệnh khỏi một khu vực nhất định – đa số vẫn tán thành rằng Covid-19 chắc chắn sẽ tiếp tục gây bệnh ở người thường xuyên, tương tự những căn bệnh đặc hữu khác như cúm mùa và các loại virus cảm lạnh thông thường.

Tất nhiên, vấn đề đáng lo ngại nằm đằng sau nó không hề đơn giản. Việc trở thành một căn bệnh đặc hữu không hề khiến Covid-19 trở nên kém nguy hiểm hơn hiện tại. Bệnh sốt rét là bệnh đặc hữu tại các vùng nhiệt đới của thế giới và nó vẫn đang tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với hơn 430.000 ca tử vong trên khắp thế giới chỉ trong năm 2017. Điều đó cho thấy dù thiếu hụt vaccine (ít nhất là ở hiện tại), chúng ta vẫn có thể giảm sự lây lan và nguy cơ tử vong của bệnh sốt rét trong những năm vừa qua thông qua các chương trình kiểm soát và tiêu diệt côn trùng gây bệnh. Một số loại bệnh đặc hữu khác dễ lây lan như bệnh thủy đậu cũng đã giảm dần ở Mỹ nhờ có tỷ lệ tiêm chủng cao. Và về mặt lý tưởng thì việc sử dụng vaccine để giảm tốc độ lây lan dịch bệnh vẫn có thể áp dụng cho Covid-19.


Tỷ lệ tiêm chủng cao hơn sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh và từ đó sẽ có ít ca nhiễm cộng đồng hơn.

Chúng ta cần câu giờ để nâng tỉ lệ tiêm chủng

Khi thế giới có nhiều người được tiêm chủng vaccine kháng virus Covid-19, thậm chí là cả biến thể Delta và những biến thể khác đáng sợ hơn, sẽ là lúc nguy cơ tử vong hay mắc các triệu chứng nặng được giảm đi đáng kể so với quãng thời gian gần hai năm vừa qua. Tỉ lệ tiêm chủng cao hơn có thể không giúp ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của virus, nhưng nó sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh và từ đó sẽ có ít ca nhiễm cộng đồng hơn. Sự kiểm soát này sẽ giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để đối phó với kịch bản xuất hiện các biến thể mới xuất hiện với khả năng ẩn giấu tốt hơn, khiến tình trạng bệnh nặng hơn, và thậm chí là tỉ lệ tử vong ở người đã tiêm vaccine cao hơn (dù khó nhưng vẫn có khả năng xảy ra). Rất may là đến giờ những kịch bản trên chưa xuất hiện.

Hiện tại, tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu chỉ mới đạt mức 28% với một liều vaccine và 14% với hai liều. Tại Mỹ, hiện vẫn còn quá nhiều lỗ hổng trong tỉ lệ tiêm chủng ở trẻ em từ đó dẫn đến khả năng biến chủng Delta lây lan diện rộng. Hôm thứ 5 vừa qua (ngày 29/7), một lần nữa, Mỹ ghi nhận số ca nhiễm cao nhất thế giới – một sự bất thường đến kinh ngạc ở thời kỳ tiền tiêm chủng. Số ca bệnh phải nhập viện và tử vong được cho rằng sẽ giảm dần từ đỉnh dịch hồi đầu năm 2021, nhưng những con số này đã tăng trở lại. Cũng như trước đây, số bệnh nhân đã và sẽ tiếp tục ra đi một cách không cần thiết.

Khá dễ hiểu khi những người đã tiêm vaccine lo lắng về nguy cơ nhiễm biến chủng Delta tăng lên và lây nhiễm cho người xung quanh, và điều đó càng cho thấy sự cần thiết của việc tiêm chủng thêm liều bổ sung. Dù có thể cần đến liều vaccine thứ ba, đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng yếu như người già hoặc mắc chứng suy giảm hệ miễn dịch, rào cản để chống lại Covid-19 lại không phải là vaccine – mà là những bệnh chưa từng phơi nhiễm và chưa được tiêm phòng. Chúng ta sẽ chưa thể đạt được miễn dịch cộng đồng, nhất là ở mức độ toàn cầu, dù nhiều trang báo đã tuyên truyền nó từ năm ngoái. Và thậm chí khi biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở Mỹ sau khi hoành hành ở Anh và Ấn Độ, cũng không có điều gì để có thể khẳng định rằng Covid-19 sẽ dừng lại sau làn sóng này.

Làn sóng dịch mới nhất đã nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phổ cập tiêm chủng vaccine. Mỹ dường như không đặt mục tiêu này ở mức độ nhiệm vụ quốc gia (có thể là vì không thể đảm bảo khả năng thực hiện), nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đang tiến tới thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, nếu chỉ doanh nghiệp tham gia thực hiện mục tiêu này thì cũng chỉ có một bộ phận người dân được tiêm chủng, do đó cần có sự phối hợp của nhiều bên để nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19.

Nếu hầu hết người dân trên thế giới đều phơi nhiễm Covid-19, điều này cũng không có nghĩa rằng mọi thứ sẽ mất kiểm soát. Chúng ta vẫn có thể hạn chế tác động của làn sóng dịch bệnh lần này và cả những làn sóng sau bằng các biện pháp như mang khẩu trang, khử khuẩn… Và khi virus lây lan với chu kỳ thấp, thì ngay cả những biện pháp đơn giản như ở trong nhà khi ốm và mang khẩu trang khi ra đường cũng đã giúp bạn phòng tránh lây nhiễm.

Chúng ta càng làm chậm sự lây lan của virus thì chúng ta càng có nhiều thời gian để tiêm chủng cho toàn bộ người dân, từ tiêm phòng cho trẻ em cho đến tiêm mũi vaccine thứ ba cho nhóm nguy cơ cao. Covid-19 có thể sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng mức độ nguy hại của nó sẽ phụ thuộc vào hành động của chúng ta.

Cập nhật: 03/08/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video