Ngôi nhà nhỏ nhất thế giới chỉ quan sát được bằng kính hiển vi

Các kỹ sư Pháp tại Viện Femto-ST ở Besançon vừa hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà nhỏ nhất thế giới với chiều cao chỉ 15 micromet.

Ngôi nhà tí hon này đặt vừa trên bề mặt của một sợi quang và độ dày của nó nhỏ hơn cả một sợi tóc con người, có chiều rộng 10 micromet, chiều cao là 15 micromet (1 micromet = 0.001 mm).


Quá trình hoàn thành ngôi nhà nhỏ nhất thế giới. (Ảnh: Labroots).

Các kỹ sư đã sử dụng hệ thống uRobotex độc đáo để xây dựng ngôi nhà này. Nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên sự tương tác của một số robot vi mô có khả năng tạo ra các cấu trúc nhỏ. Tất cả các thao tác của robot được điều khiển bởi hệ thống máy tính.


Cận cảnh ngôi nhà nhỏ nhất thế giới phải nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Labroots)

Việc xây dựng căn nhà được thực hiện trong buồng chân không. Các nhà khoa học phải dùng kính hiển vi để quan sát quá trình lắp ráp.

Trong tương lai, các kỹ sư muốn hoàn toàn tự động hóa quá trình lắp ráp của hệ thống này và hy vọng tạo ra các cấu trúc kính hiển vi có kích thước lên tới một trăm nanomet.

Cập nhật: 07/10/2018 Theo Soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video