Ngôi sao lớn nhất Dải Ngân hà đang hình thành

Giới thiên văn học đang háo hức quan sát sự tượng hình của ngôi sao lớn nhất từng được biết đến trong dải Ngân hà, nhờ vào kính viễn vọng hiện đại tại Chile.

Kính viễn vọng ALMA đang cung cấp những chi tiết vô tiền khoáng hậu về sự ra đời của một ngôi sao khổng lồ nằm trong lõi của đám mây lớn cách Trái đất khoảng 10.000 năm ánh sáng.


Sự hình thành của sao theo hình dung của giới chuyên gia - (Ảnh: astroart.org)

Vật chất đang bị kéo vào trung tâm của đám mây khí dưới tác động của lực hấp dẫn từ ngôi sao đang hình thành, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.

“Khả năng quan sát ấn tượng từ ALMA cho phép chúng tôi lần đầu tiên thật sự nhìn thấu được chuyện gì đang xảy ra bên trong đám mây đó”, theo trưởng nhóm Nicolas Peretto thuộc Đại học Cardiff (Wales).

Chuyên gia Peretto cho hay, giới thiên văn học luôn muốn chứng kiến sự hình thành và phát triển của những ngôi sao khồng lồ, và giờ đây họ đã toại nguyện.

“Đây là phôi sao lớn nhất từng được phát hiện trong dải Ngân hà”, ông cho biết, với dự kiến ngôi sao này phải lớn gấp ít nhất 100 lần so với mặt trời của chúng ta, và sáng gấp 1 triệu lần.

Xác suất hiện diện của một ngôi sao như thế chỉ xuất hiện trong mỗi 10.000 trường hợp.

Chúng hiếm gặp vì bạo phát nhưng cũng bạo tàn, có nghĩa là sinh gấp nhưng đời sống lại ngắn ngủi, do vậy đây là dịp may giúp giới chuyên gia có thêm thông tin để hiểu được vai trò của các ngôi sao khổng lồ trong quá trình tiến hóa của dải Ngân hà.

 

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video