Ngôn ngữ loài cá

Loài cá tiến hành giao lưu với nhau như thế nào? Chúng có ngôn ngữ không? Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho rằng, phần lớn loài cá đều có "ngôn ngữ quan sát". Con cá cả ngày bơi đi bơi lại trong nước, chúng tìm hiểu lẫn nhau bằng hình dáng và biểu hiện bên ngoài. Không chỉ như vậy, loài cá còn thông báo với nhau nơi nào có thức ăn, ở đâu có kẻ thù, các loài cá khác nhau có cách thể hiện sự đe dọa kẻ thù khác nhau.

Loài cá có "ngôn ngữ âm hưởng", nhờ khí quản phát âm đặc biệt của mình, loài cá sẽ phát ra chấn âm, âm rung, tiếng gọi, tiếng khóc và tiếng kêu... khác nhau. Chúng ta không thể thấy loại âm thanh này bởi nó không thể truyền từ trong nước vào không khí. Ví dụ như: âm thanh của cá vàng phát ra giống tiếng ếch kêu, âm thanh của cá nóc lại giống tiếng chó sủa,...

Loài cá còn có "ngôn ngữ hóa học" lấy khứu giác làm cơ sở. Nếu như con cá dẫn đầu tiết ra lớp nhờn từ lớp da, bầy cá sau khi ngửi thấy sẽ lập tức bơi ra 4 phía. Quy luật này rất đơn giản, thông qua mùi, cá biết được ở gần đó có kẻ thù hung ác.

Một số loài cá sống dưới nước sâu cũng giao lưu với nhau thông qua mạch xung.

Cập nhật: 14/08/2024 H.T (theo Hỏi đáp khoa học)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video