Ngọn núi nào cao nhất từ tâm trái đất?

Dù không nhất nếu xét theo chiều cao, Chimborazo là điểm cao nhất tính từ xích đạo.


Điểm cao nhất thế giới so với mực nước biển:
Đó chính là đỉnh Everest với độ cao 8.849,8m. Ngọn núi được phát hiện vào những năm 1850 và được đặt tên theo nhà khảo sát, đại tá George Everest, người chưa từng nhìn thấy nơi đây. Cả trẻ em và người lớn đều đã chinh phục ngọn núi này, tuy nhiên có rất nhiều người đã chết trên đường leo.


Điểm thấp nhất thế giới:
Biển Chết nằm ở độ sâu 434m dưới mực nước biển và là điểm thấp nhất thế giới. Trong 40 năm qua, Biển Chết đã hạ thấp hơn khoảng 25m. Năm 1980 và năm 1992, tảo đỏ đã nở rộ và khiến toàn bộ Biển Chết biến thành màu đỏ. Và Biển Chết vẫn có các vi khuẩn sinh sống dưới đáy chứ không hoàn toàn không có sự sống như chúng ta tưởng.


Điểm xa nhất về phía bắc trên đất:
Điều đáng ngạc nhiên là câu trả lời không phải Bắc Cực. Bắc Cực là điểm về xa nhất về phía nam trên thế giới, nhưng điểm xa nhất về phía nam trên đất là đảo Kaffeklubben, Greenland, Bắc Băng Dương. Hòn đảo này cách Bắc Cực 713,5km và được Robert E. Peary phát hiện. Ông nhà thám hiểm Bắc Cực người Mỹ.


Điểm xa nhất về phía nam trên đất:
Lần này thì câu trả lời là Nam Cực. Điều thú vị là một khi ta đặt chân tới Nam Cực, mọi hướng đều là hướng nam, vì đây là nơi mọi kinh tuyến hội tụ và vĩ tuyến nằm ở 90 độ về phía nam. Phần đất của Nam Cực nằm trên mực nước biển 100m, và lớp băng dày tới 2.700m, khiến Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực. Tuy nhiên, Bắc Cực không phải nơi lạnh nhất trên thế giới. Danh hiệu đó thuộc về Vostok của Nga.


Hòn đảo nằm xa đất liền nhất:
Được mệnh danh là “hòn đảo hẻo lánh nhất thế giới” và là một trong những hòn đảo đơn độc nhất thế giới, đảo Bouvet nằm ở Nam Đại Tây Dương và thuộc chủ quyền của Nauy. Bouvet là đảo núi lửa với trung tâm đầy băng được Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier phát hiện ra vào ngày 1 tháng 1 năm 1739. Hòn đảo có diện tích 59km2, cao 935m và không có người sinh sống.


Hòn đảo lớn nhất thế giới:
Với diện tích 2.166.086km2, Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do đó đảo chỉ có dân số khoảng 57.000 người. Phần lớn đảo được băng phủ kín, có những nơi băng dày tới 4.000m.


Dòng sông sâu nhất thế giới:
Đó chính là sông Congo ở Trung Tây châu Phi với nơi sâu nhất là 220m. Đây cũng là dòng sông dài thứ 9 trên thế giới với chiều dài 4.700km. Sông Congo đổ ra Đại Tây Dương.


Hệ thống hang dài nhất thế giới:
Hệ thống hang Mammoth-Flint Ridge nằm ở Kentucky, Mỹ, là hệ thống hang động dài nhất thế giới với chiều dài 651,8km và đang tăng dần theo từng năm. Hang trải rộng trên diện tích hơn 21.300 ha và có chiều dài gần gấp đôi hang động đứng ở vị trí số 2.


Điểm cao nhất tính từ tâm trái đất:
Đó không phải là Everest mà là núi Chimborazo, một núi lửa đã ngừng hoạt động nằm ở Ecuador. Đây cũng là ngọn núi cao nhất Ecuador với chiều cao 6.268m. Dù không phải ngọn núi cao nhất nếu xét theo chiều cao, Chimborazo là điểm cao nhất tính từ xích đạo. Ngọn núi nằm cách xích đạo 1 độ về phía Nam, và do Trái Đất phình ra quanh xích đạo, tức là vùng gần xích đạo sẽ cách xa tâm trái đất nhất. Đỉnh núi cách tâm trái đất 6.384,4km, trong khi đỉnh Everest cách tâm trái đất 6.382,3km.

Theo Zing, The Richest
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video