Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ, rối loạn trí nhớ

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng ngáy to có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm sa sút trí tuệ và các rối loạn trí nhớ.

Những người bị ngừng thở khi ngủ, thường gây ngáy to, có kết quả làm bài kiểm tra trí nhớ kém hơn và có những thay đổi trong não liên quan tới sa sút trí tuệ.

Ít nhất có một nửa triệu người Anh bị tình trạng này và nó thường xảy ra ở những người đàn ông thừa cân ở độ tuổi trung niên và khiến cho thành cổ họng bị thu hẹp trong lúc ngủ, gây ngừng thở khi ngủ.

Các nhà khoa học từ Đại học Sydney, Úc cho rằng tình trạng này có thể làm co các bộ phận của não bằng cách giảm lượng oxy trong máu.

Nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ bị giảm độ dày ở thùy thái dương trái và phải của họ, đó là những trung tâm trí nhớ của não và liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.

Những thay đổi não này có liên quan đến kết quả kém hơn trong bài kiểm tra trí nhớ. Trong bài kiểm tra này, người tham gia được đưa cho một danh sách 15 mục và được yêu cầu nhớ lại sau 20 phút.


Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ bị giảm độ dày ở thùy thái dương trái và phải của họ.

Giáo sư Sharon Naismith, người đứng đầu nghiên cứu từ Trung tâm Brain and Mind thuộc Đại học Sydney, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng chúng ta nên sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ ở người cao tuổi”.

Bà nói thêm: “Chúng ta cũng nên hỏi những bệnh nhân lớn tuổi ở các phòng khám liên quan tới giấc ngủ về trí nhớ và khả năng tư duy của họ và thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết.

Không có cách chữa chứng sa sút trí tuệ nên can thiệp sớm là chìa khóa. Mặt khác, chúng ta cần điều trị hiệu quả cho chứng ngừng thở khi ngủ”.

“Nghiên cứu này cho thấy rằng chẩn đoán và điều trị ngừng thở khi ngủ có thể là cơ hội để ngăn chặn sự suy giảm nhận thức trước khi quá muộn".

Các nhà nghiên cứu của Úc đã chọn 83 người trên 50 tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ tới một phòng khám giấc ngủ.

Trong lúc những người tham gia ngủ, luồng khí qua mũi họ và hàm lượng oxy máu được ghi lại.

Kết quả có 63 trong số 83 người được đánh giá là bị ngừng thở khi ngủ từ nhẹ tới nặng.

Kết quả được công bố trên tờ European Respiratory chỉ ra rằng những người có hàm lượng oxy máu thấp bị giảm chất xám ở thùy thái dương.

Sự giảm thể tích não này có liên quan tới tình trạng mất trí nhớ nghiêm trọng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Và đây không phải là một nghiên cứu về sa sút trí tuệ, nó phát hiện ra rằng những người có thay đổi não trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ có kết quả thực hiện 5 thử nghiệm trí nhớ sử dụng danh sách 15 mục kém hơn.

Giáo sư Naismith cho biết: “Có khoảng 30 tới 50% nguy cơ sa sút trí tuệ là do các yếu tố có thể thay đổi được như trầm cảm, huyết áp cao, béo phì và hút thuốc. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều rối loạn giấc ngủ cũng là các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ”.

Ngừng thở khi ngủ có thể được điều trị sử dụng thiết bị áp lực đường thở dương liên tục để ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ.

Cập nhật: 12/07/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video