Người đi bộ nhanh hay chậm sống lâu hơn?

Tốc độ đi bộ hàng ngày của bạn có liên quan mật thiết đến tốc độ lão hóa, dự đoán được tuổi thọ.

Năm 2019, tờ Mayo Clinic của Mỹ công bố một nghiên cứu của các nhà khoa học với 475.000 người ở độ tuổi trung bình 58 trong tối đa 7 năm. Tốc độ đi bộ và chỉ số khối cơ thể của tình nguyện viên được thu thập thường xuyên, sau đó nhóm nghiên cứu tạo ra một mô hình phân tích để ước tính tuổi thọ những người này.


Những người đi bộ nhanh sống lâu hơn trung bình 15-20 năm so với những người đi bộ chậm.

Nghiên cứu cho thấy những người đi bộ nhanh hơn có tuổi thọ cao hơn, bất kể chỉ số khối cơ thể. Theo đó, những người đi bộ nhanh sống lâu hơn trung bình 15-20 năm so với những người đi bộ chậm. Kết quả cụ thể là:

  • Phụ nữ đi bộ nhanh có tuổi thọ trung bình là 86,7-87,8 tuổi
  • Đàn ông đi bộ nhanh có tuổi thọ trung bình là 85,2-86,8 tuổi
  • Phụ nữ đi chậm có tuổi thọ trung bình là 72,4 tuổi
  • Đàn ông đi chậm có tuổi thọ trung bình là 64,8 tuổi

Ngoài ra, một nghiên cứu về dữ liệu di truyền của hơn 400.000 người trưởng thành được công bố trên tạp chí Sinh học truyền thông vào năm 2022 cho thấy tốc độ đi bộ càng nhanh, người đó càng trẻ. Điều này do tốc độ đi bộ càng nhanh, độ dài telomere của tế bào bạch cầu càng dài, tốc độ lão hóa càng chậm. Tóm lại, những người đi bộ nhanh khỏe mạnh và sống lâu hơn những người đi bộ chậm.

Nhưng các nhà khoa học cảnh báo bạn đừng cố tình đẩy nhanh tốc độ đi bộ một cách mù quáng. Chúng ta nên đi bộ tập thể dục phù hợp sức cơ thể. Nếu mù quáng đi bộ nhanh, không phù hợp với thể lực hiện có rất có thể khiến bạn bị ngã, gây ra tổn thương cơ thể nghiêm trọng.

Đi bộ như thế nào là nhanh?

Giáo sư Yang Binghui tại Đại học Y khoa Thượng Hải thuộc Đại học Phúc Đán cho biết, tại các phòng khám ngoại trú về bệnh lão khoa, bác sĩ thường sử dụng phương pháp "kiểm tra tốc độ 4 mét" để ước tính sơ bộ tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.

Nếu bạn không thể đi bộ khoảng cách 4 mét trong 5 giây, tức là tốc độ dưới 0,8 mét mỗi giây, điều đó có nghĩa sức khỏe bạn yếu. Bác sĩ giàu kinh nghiệm không cần dùng đồng hồ hay thước dây mà chỉ cần quan sát tình trạng đi lại của bệnh nhân trong vài giây là có thể nắm được đại khái tình trạng của người bệnh.

Giáo sư Yang Binghui cho biết, tốc độ đi chậm chạp của người già phần lớn do cơ bắp bị teo và sức mạnh cơ bắp giảm sút. Nhưng nguyên nhân thường liên quan đến các bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh hệ thần kinh, hô hấp mãn tính, bệnh đường tiêu hóa, xương khớp. Cũng có một số ít người già sợ ngã nên chủ động đi lại chậm chạp.

Giải pháp cho một số người bệnh để cải thiện tốc độ đi bộ

  • Đối với bệnh teo cơ, suy giảm sức mạnh cơ bắp, bệnh nhân cần chú ý tăng cường đạm. Đặc biệt cần bổ sung protein chất lượng cao như sữa, trứng, thịt gia cầm, thịt... Bổ sung vitamin D đúng cách có thể giúp cải thiện hàm lượng và chức năng của cơ bắp. Ngoài ra, cũng nên tăng cường các bài tập cơ bắp, rèn luyện thăng bằng. Đối với một số người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, cần tiến hành từng bước các bài tập thích hợp dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Nếu bạn bị loãng xương hoặc các vấn đề về xương khác, bạn có thể gặp phải tình trạng đi chậm. Do đó, bạn cần điều trị tích cực các bệnh về xương để cải thiện tốc độ đi bộ.
  • Đi chậm còn có thể do chấn thương sọ não, nhồi máu não và các bệnh khác gây tổn thương dây thần kinh sọ não. Khi có hiện tượng đi không vững, cử động chậm chạp, bạn có thể đến bệnh viện chụp CT não để tìm nguyên nhân và điều trị.

Hà Lan thí điểm tuyến phố đi bộ năng lượng mặt trời

Sự khác biệt giữa chạy bộ 30 phút buổi sáng và đi bộ 60 phút buổi tối

Người dân nước nào lười đi bộ nhất thế giới?

Cập nhật: 03/05/2023 Ngôi Sao
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video