Nguyên nhân khiến thủ đô Tehran của Iran đang lún sụt không thể phục hồi

Nền đất thành phố Tehran, nơi sinh sống của 15 triệu dân Iran, là thành phố lớn nhất tây Á, đang lún sụt với tốc độ khủng khiếp. Hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho thấy một số khu vực của Tehran mỗi năm lún đến 25cm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu số liệu về thành phố này trong giai đoạn 2003 – 2017 và nhận thấy khoảng 10% diện tích vùng trung tâm cũng như phía tây bắc thành phố bị lún nhanh bất thường.


Tehran đang phải trả giá đắt do nguồn nước ngầm bị cạn kiệt.

Ông Ali Beitollahi – Trưởng phòng địa chấn, Trung tâm Nghiên cứu công trình xây dựng Tehran – cho biết một trong những hậu quả của việc lún nền là sự xuất hiện bất thình lình những vết nứt và hố sâu khổng lồ ở một số nơi, cụ thể như một người dân ở vùng nông thôn của thành phố đã bất ngờ sụt xuống hố sâu đến 6 mét sau khi đất nứt ra ngay chỗ anh ta đang đứng. Những rãnh nứt xuất hiện gần các cánh đồng cũng hủy hoại mùa màng vì chúng rút hết nước tưới tiêu sang những vùng đất khô cạn.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra tốc độ lún sụt hiện nay của Tehran thuộc mức độ cao nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do các mạch nước ngầm trở nên rỗng do hạn hán, do xây dựng đập chắn và sự bùng nổ dân số, trong khi lượng mưa thấm xuống đất không đủ bù lại nguồn nước ngầm bị cạn kiệt. Do đó khả năng cứu chữa tình hình sụt đất ở đây gần như là không thể.

Tehran không phải là thành phố duy nhất đang bị lún. Quan sát vệ tinh cho thấy thành phố Venice của Ý, miền tây bang Texax và vùng ven biển bang Louisiana, hay thung lũng San Joaquin của bang California và sân bay quốc tế San Francisco của Mỹ cũng là những nơi đang lún sụt nhanh nhất thế giới.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc mất đi lượng nước ngầm là nguyên nhân dẫn đến Tehran bị lún sụt kể từ đầu những năm 2000. Đầu tiên là ở những vùng đất nông nghiệp. Sau đó, kể từ năm 2003 trở đi bắt đầu đến các vùng đô thị phía đông, nơi có thể thấy rõ nền đất sụt xuống ở chỗ những tòa nhà bị nghiêng, đường xá bị lún, nứt.

Khoan giếng trái phép để lấy nước ngầm là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này và làm tăng nguy cơ lún sụt đất. Chính quyền Tehran đang cố gắng xử lí không nương tay đối với các trường hợp khoan giếng trái phép, tuy nhiên bên cạnh 100.000 giếng đã bị ngừng khai thác thì vẫn còn 30.000 giếng nữa đang hoạt động. Nếu tình trạng đất lún vẫn tiếp tục diễn ra thì các tuyến đường sắt, cầu cống, đường ống dẫn khí và dầu, và công trình hạ tầng điện sẽ là những đối tượng thiệt hại sắp tới ở thành phố này.

Cập nhật: 06/12/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video