Nguyên tố 112 được đặt tên là "Copernicum"

Đặt tên Copernicium để tỏ lòng kính trọng một nhà khoa học có ảnh hưởng trong lịch sử văn minh nhân loại, để làm nổi bật sự liên quan giữa Thiên văn học và lĩnh vực Hoá học hạt nhân.

Khi nói chuyện với nhà phát minh ra nguyên tố 112, Sigurd Hofmann, về ý nghĩa của việc đặt tên cho kẻ mới đến trong bảng tuần hoàn, ông bảo ông muốn lấy tên của một người nổi tiếng sao cho tránh hiện tượng “màu cờ sắc áo” theo chủ nghĩa dân tộc. Giờ đây, Hofmann và nhóm của ông đã công bố quyết định của mình.

Xin chào "Copernicium" !

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Ảnh: SPL)

Bằng cách vinh danh người cha của Thuyết Nhật Tâm (quả đất quay xung quanh mặt trời), nhà lãnh đạo nhóm phát minh ra nguyên tố 112 Sigurd Hofmann muốn tránh lối mòn khi đặt tên cho các nguyên tố trước đây, và để tỏ lòng kính trọng một nhà khoa học có ảnh hưởng trong lịch sử văn minh nhân loại để làm nổi bật sự liên quan giữa Thiên văn học và lĩnh vực Hoá học hạt nhân của Hofmann.

Ý tưởng của chúng tôi là quay về quá khứ để tôn vinh một người nào đó không được đánh giá cao trong suốt cuộc đời” – GS Hofmann nói – “Chúng tôi chọn Copernicus vì ông đã phải rất cân nhắc khi nào nên công bố những công trình của mình. Tác phẩm của ông ra đời chính vào ngày ông mất. Ông sợ rằng nói ra những điều này khi mình còn sống. Cho nên khi còn ở trên đời, ông chưa hề được tôn vinh”.

Lúc đầu khi đưa ra ý tưởng hầu hết mọi người nhắc đến tên Galileo, nhưng khi Hofmann đề nghị Copernicus, mọi người đều nhất trí.

Từ bỏ nếp cũ

Nguyên tố 112 là nguyên tố thứ 6 mà cơ sở nghiên cứu của Hofmann, Viện GSI, tổng hợp được. Bốn nguyên tố cuối phát minh ra trước đây mang tên các thành phố và tiểu bang của CHLB Đức. Đặt tên nguyên tố 112 bằng tên một nhà khoa học kinh điển người Ba Lan, Hofmann đã phát bỏ lề thói dân tộc chủ nghĩa của những lần trước.

Ông nói tiếp: "Sau khi chúng tôi đặt tên nguyên tố theo tên thành phố hoặc các tiểu bang, chúng tôi muốn nói lên quan điểm của mình bằng một cái tên quen thuộc đối với tất cả mọi người. Chúng tôi không muốn chọn tên một người Đức. Chúng tôi nhìn ra thế giới rộng lớn hơn”.  

Nhà thiên văn học thiên tài Copernicus (Ảnh: arizona.edu)

Thêm vào đó, Hofmann còn muốn nói lên sự đóng góp của Hoá học hạt nhân vào các lĩnh vực khác, nhất là Vật lý thiên văn. Nhiều mũi nhọn của Vật lý thiên văn dành cho nghiên cứu sự hình thành Vũ trụ trong và sau vụ nổ Big Bang. Đặc biệt các nhà vật lý thiên văn đang tìm cách giải thích các hạt cơ bản của vật chất đã ngưng tụ lại thành các nguyên tố nặng như thế nào để làm nên thế giới mà chúng ta biết. Bất cứ mô hình hình thành nguyên tố nặng nào cũng nằm trong các nghiên cứu do các nhà khoa học như Hofmann đang tiến hành.

Trước đây, Hofmann đã từng phản đối khuynh hướng đặt tên cho nguyên tố mới theo tên nhà vật lý hạt nhân như Niels Bohr, và đề xuất một nhà khoa học hướng cái nhìn của mình lên trời chứ không phải nhìn xuống mặt đất.

Hofmann nói thêm: “Chúng tôi sẽ chờ đợi IUPAC công nhận cái tên mới nhưng mục tiêu hiện nay của chúng tôi là tìm kiếm nguyên tố 120”. IUPAC sẽ cân nhắc, lấy ý kiến và chỉ quyết định sau 6 tháng nữa.

Bảo Châu - Vietnamnet (Theo popscie.com)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video