Nhà khoa học CNTT đầu tiên nhận giải Kovalevskaia

13h ngày 8/3, Giải thưởng Kovalevskaia năm 2010 sẽ được trao cho TS Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ môn Sinh thái côn trùng - Phòng trừ sinh học thuộc Viện Lúa ĐBSCL; PGS-TS Lương Chi Mai, Viện phó Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ VN.

Buổi lễ diễn ra tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Việt Nam, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Người tiên phong trong lĩnh vực nhận dạng chữ Việt

PGS.TS Lương Chi Mai học Trường Đại học Tổng hợp Kishinov. Năm 1976 Chi Mai quyết định chọn theo học chuyên ngành toán ứng dụng với quan niệm: Toán ứng dụng không phải là một ngành xa vời, những thuật toán đã tạo nên nhiều kỳ tích trong ngành khoa học máy tính.

Sau tốt nghiệp đại học, chị về công tác tại Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin).


PGS.TS Lương Chi Mai

Năm 1987, PGS.TS.Lương Chi Mai bắt đầu tham gia vào nhóm nhận dạng chữ in vì nhận dạng chữ Việt là một công việc khó chưa ở đâu làm được. Nhưng nếu người Việt mình không làm thì ai làm cho.

Những năm cuối thập kỷ 90, "đứa con đầu lòng" của nhóm nghiên cứu về nhận dạng do PGS.TS Lương Chi Mai đứng đầu đã chào đời. Đó là phiên bản VnDOCR 1.0 phục vụ tự động hoá văn phòng trong nhập liệu tự động.

Một văn bản sau khi được scan, với VnDOCR, có thể nhận biết một cách tự động để đầu ra là một văn bản với ký tự được soạn thảo do đó người dùng không phải soạn lại văn bản đã scan. Ngay lập tức, VnDOCR 1.0 đã được thị trường chào đón với nhiều tiện ích vượt trội mà nhiều người cho rằng... "ngoài mong đợi".

Từ đó đến nay, VnDOCR luôn được trau chuốt với nhiều tính năng mới như độ chính xác nhận dạng, xử lý bảng biểu, giao diện thân thiện... và là sản phẩm xử lý nhận dạng hiện diện ở khắp các Bộ, ngành trong cả nước. Phiên bản mới nhất ngày nay là VnDOCR 4.0. Bên cạnh những phiên bản VnDOCR chuyên dụng, nhóm nghiên cứu phát triển những bản rút gọn cài đặt trong các máy scanner HP.

Hiện nay PGS.TS Lương Chi Mai vẫn chủ trì việc tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống nhận dạng tiếng nói, xây dựng những tài nguyên tiếng nói và văn bản cho cộng đồng nhằm hỗ trợ cho những người khiếm thị thao tác được những chức năng cơ bản của một người bình thường.

PGS.TS Lương Chi Mai là nhà khoa học nữ đầu tiên thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin nhận giải thưởng Kovalevskaia. Suốt 1 tháng nay, thành viên của các diễn đàn Công nghệ thông tin tới tấp gửi lời chúc mừng tới TS Lương Chi Mai.

Tiến sĩ nấm và chuyện học tiếng Anh


TS Nguyễn Thị Lộc

TS Nguyễn Thị Lộc sinh năm 1956, tại Quốc Oai - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong một gia đình nông dân chính gốc. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Trường ĐH Nông nghiệp 1 - Hà Nội chuyên ngành bảo vệ thực vật, Lộc tình nguyện vào công tác tại Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp vùng ĐBSCL (nay là Viện Lúa ĐBSCL).

Khi TS Lộc mới vào Nam, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp vùng ĐBSCL vừa thành lập, có hợp tác song phương đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với Ấn Độ nhưng do bà không biết tiếng Anh nên không thể đi học được.

Cuối năm 1981, TS Lộc sinh con trai đầu lòng và được nghỉ 2 tháng rưỡi, bắt đầu học bằng A tiếng Anh tại TP.HCM.

Cuối năm 1985, TS Lộc sinh con gái thứ hai và được nghỉ làm việc 6 tháng. Trong thời gian này, bà mày mò tự học tiếng Anh ở nhà để chuẩn bị du học. Năm con gái lên 3 tuổi, bà lên đường sang Ấn Độ học thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành côn trùng học.

Đến nay, TS Nguyễn Thị Lộc đã có 30 năm nghiên cứu lĩnh vực ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ côn trùng hại lúa, với biệt danh “Tiến sĩ nấm”.

Theo Bee.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video