Nhà khoa học nói gì tại Hội thảo bảo vệ Cụ Rùa?

Trong khi hầu hết các nhà khoa học Việt Nam đều cho rằng phải đưa Cụ Rùa lên bờ chữa trị, ông Tim McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á lưu ý, nếu vết thương nhẹ, không nên can thiệp nhiều.

Phóng viên Bee đã ghi lại ý kiến của các nhà khoa học sẽ tham dự hội thảo tìm biện pháp bảo vệ Rùa Hồ Gươm sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 15/2.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch hội Động vật học Việt Nam: Thống nhất vì sao Cụ Rùa bị thương

Trong hội thảo, trước hết cần tìm ra nguyên nhân vì sao có vết thương trên mình Cụ Rùa.: do rùa tai đỏ hay do chướng ngại vật xuất hiện dưới hồ...

Phải xác định nguyên nhân mới đưa ra được phương án cứu chữa cho cụ Rùa được.

Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đều đồng tình đưa Cụ lên bờ để chữa thương. Tuy nhiên cần tính toán thận trọng.

Hiện tại, nước hồ đang cạn nên dùng dụng cụ máy quan sát vết thương, như gắn chíp trên khu vực rùa hồ Gươm để thấy vết thương và hoạt động của loài Rùa này. Có thể dùng màu sắc như màu đỏ treo trên bờ, để thu hút Cụ Rùa nổi lên, tìm cách dẫn dụ cho vào thuyền, trong đó có nước, tìm cách chữa trị vết thương.

Đến giai đoạn này, cần vai trò của bác sỹ thú y chứ không phải nhà khoa học.


Cụ Rùa Hồ Gươm cõng rùa tai đỏ trên lưng. (Ảnh VNE)

Ông Tim McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á: Nếu thương nhẹ, không cần can thiệp nhiều

Nếu vết thương nhẹ tôi nghĩ không cần can thiệp nhiều. Nhưng nếu nghiêm trọng thì cần đưa Cụ lên bờ. Nhưng cần lưu ý khi tiến hành việc bắt Cụ tránh không làm tổn hại đến tính mạng Cụ. Mặt khác, cũng cần nghĩ tới việc, khi đưa Cụ lên trong môi trường phi tự nhiên sẽ ảnh hưởng như thế nào. Bị tác động bởi chế độ ăn uống do con người áp đặt, việc di chuyển đi di chuyển lại có thể khiến loài rùa bị bệnh lây nhiễm kí sinh trùng.

Khi đưa Cụ lên bờ tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của các chuyên gia thú y dày dạn kinh nghiệm, các kỹ thuật viên chuyên bê vác động vật hoang dã.

Tôi được biết, vài chuyên gia khác khuyên nên nên mời Vườn thú Hà Nội hoặc Thảo cầm viên Sài Gòn để chữa trị cho Cụ, đây là hai đơn vị có nhiều kinh nghiệm nuôi và điều trị rùa mai mềm. Ngoài ra, còn một số vườn thú lớn khác như: Vườn thú Singapore,Vườn thú Cologne (Đức) Vườn thú San Diego (Hoa Kỳ)...

PGS.TS Hà Đình Đức: Tôi có 8 kiến nghị

Trong hội thảo ngày mai, tôi sẽ đưa ra 8 kiến nghị: Một là, cần thiết đưa Cụ Rùa lên bờ và chữa trị kịp thời. Hai là, làm vệ sinh môi trường hồ, vớt hết những rác, hay chướng ngại vật trong lòng hồ, vì theo nhiều nhà khoa học đây có thể là một trong những nguyên nhân gây vết thương trên mình Cụ.

Ba là, kiểm tra hệ thống thoát nước của các nhà hàng đang hoạt động gần hồ. Bốn là, làm hệ thống thông cống có cửa đóng mở, cải tạo nước hồ. Thứ năm, thực hiện tiếp dự án nạo hút bùn.

Thứ sáu, thành lập labo mini để thu thập thông số môi trường của hồ. Thứ bảy, cần dọn dẹp bê tông, gạch đá để Cụ Rùa có thể bò lên chân tháp Rùa nghỉ ngơi. Cuối cùng, cần tuyên truyền ý thức người dân phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật lạ xuống hồ.

Theo Bee.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video