Nhà khoa học phải… tự tiếp thị

Không ít công trình khoa học có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, thậm chí còn có giá trị thị trường không nhỏ, nhưng vẫn không thể đem ra áp dụng phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội. Đây là một thực tế tồn tại từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể. Để tự cứu mình, hiện tại các Viện nghiên cứu đang chật vật tự tìm đầu ra cho các sản phẩm khoa học; và những đơn vị này cũng đang rất cần chính sách cụ thể từ phía các nhà quản lý.

Viện hoá học được đánh giá là một trong những đơn vị có khả năng tạo nguồn thu cao trong số hơn chục Viện nghiên cứu trực thuộc Viện khoa học và công nghệ quốc gia. Hàng năm, ngoài nguồn đầu tư nghiên cứu 20 tỉ đồng nhận từ ngân sách Nhà nước, Viện Hóa học cũng tạo được nguồn thu riêng từ 2 đến 3 tỉ đồng. Nguồn thu riêng này phần lớn được tạo ra từ những khu xưởng do các cán bộ trong Viện tự góp vốn đầu tư xây dựng. Đây chính là nơi ứng dụng, sản xuất ra các sản phẩm từ những công trình khoa học của Viện.

Hiện tại, khu xưởng này đang gấp rút sản xuất các loại guốc hãm đầu máy xe lửa bằng vật liệu composite cho các đơn vị thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp thành công hiếm hoi trong số hàng chục công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn.

Theo TS. Phạm Gia Điền, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hoá dược và hoá sinh hữu cơ, Viện Hoá Học - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam: "Về nhu cầu các giải pháp khoa học trong đời sống thực tiễn là rất nhiều, chúng tôi hoàn toàn có thể nghiên cứu và giải quyết được. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm của mình vào các đơn vị là rất khó. Thực tế phải cần đến những chính sách hỗ trợ việc sử dụng các sản phẩm khoa học trong nước".

Sản phẩm phụ gia thực phẩm an toàn thay thế hàn the được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu vỏ tôm, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá thành sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm hiện nay là 500đ phụ gia sử dụng chế biến cho 1 kg thịt và 100đ cho 1 kg bột. Đây là công trình khoa học cấp Nhà nước được đánh giá thành công xuất sắc. Mặc dù được cấp giấy phép sử dụng của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm từ cuối năm 2003, nhưng cho đến giờ sản phẩm hầu như vẫn chưa được đưa ra thị trường. Để tự tìm hướng ra cho thành quả nghiên cứu, sau khi chào hàng các cơ sở sản xuất không thành công, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tú lại bắt tay cùng các đồng nghiệp xây dựng một cơ sở sản xuất.

TS. Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trưởng phòng Nghiên cứu Polyme Dược phẩm, Viện Hoá học, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết: "Việc xây dựng cơ sở sản xuất từ chính các công trình khoa học của mình chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn con đường nào khác, vì chúng tôi không có kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh và cũng không có vốn..."

Thực tế, sản phẩm guốc phanh cho đầu máy xe lửa bằng chất liệu composite đã ra đời từ vài năm nay, chất lượng tốt, nhưng khi sản phẩm được chào hàng cũng là lúc sản phẩm guốc phanh bằng gang của Trung Quốc đang được các đơn vị nhập khẩu với khối lượng lớn. Đến nay sản phẩm guốc phanh composite của Viện hoá mới nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên.

Đối với phụ gia thực phẩm thay thế hàn the, cứ sau mỗi đợt kiểm tra của ngành y tế là các cơ sở sản xuất thực phẩm lại quay lại sử dụng hàn the vì hàn the rẻ. Điều này cho thấy, yếu tố lợi nhuận trong kinh doanh khi không được kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc đã vẫn được đặt lên trên lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video