Nhà máy sản xuất mây

Đây không phải là ý tưởng của một người thích mơ mộng mà là của một nhà khoa học. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là vấn đề của thế giới chúng ta đang sống, do vậy các nhà khoa học đang tìm giải pháp để đấu tranh với hiện tượng này.

Latham (trái)Salter (phải) - (Ảnh: BBC)

Nhà máy sản xuất mây là ý tưởng của giáo sư John Latham của trường University of Manchester, Anh. Ý tưởng này đến với John rất tình cờ trong lúc ông đi chơi với cậu con trai ở vùng núi. Cậu bé hỏi cha vì sao những đám mây trên cao thì sáng, còn mây dưới thấp thì tối. Ông giải thích cho con rằng những đám mây ở phía trên thì phản chiếu ánh sáng mà ánh sáng thì không tới được những đám mây ở dưới thấp.

Lúc đó ông liền nghĩ tới việc ứng dụng đặc điểm này của thiên nhiên để phục vụ con người. Mục đích chính mà John chọn là để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng không tốt của nó. Mấu chốt để thực hiện điều này, theo ông, là phải nâng cao khả năng phản chiếu của tầng mây phía trên.

Phương pháp của ông là điểu khiển những đám mây mưa ở vị trí thấp, mà những đám mây này có rất nhiều trên biển. Đó là những đám mây tầng, mây tích không nhận được ánh sáng mặt trời, có khả năng làm hạ nhiệt bề mặt biển. Để sự hạ nhiệt mạnh hơn, cần làm tăng khả năng phản chiếu của tầng mây, ở mức 3% là đủ để cân bằng việc tăng nhiệt độ trên trái đất. Ông và các cộng sự đã tìm ra công cụ rất đơn giản để tăng độ sáng cho đám mây, đó là nước và muối, là thứ có sẵn ở biển. Điều này vừa có tính kinh tế, vừa mang tính chất công nghệ xanh. Việc tăng nồng độ muối trong mây làm tăng độ sáng của đám mây. Để đạt được mức hạ nhiệt cần thiết, phải phun nước biển thành bụi nước ở các vị trí khác nhau trên trái đất với tốc độ 50m3/giây.

Nhà máy sản xuất mây (Ảnh: BBC)

Cộng sự của John là ông Stephen Salter (từ University of Edinburgh) đề nghị sử dụng loại tàu biển được thiết kế đặc biệt dùng cho mục đích này, cụ thể là loại thuyền buồm chạy bằng sức gió. Nhưng bộ biến đổi năng lượng ở đây không phải là cánh buồm mà là các rô-to Flettner (lấy tên nhà sáng chế loại rô-to này là Anton Flettner) hình trụ đứng với các cánh quạt chạy bằng sức gió. Năng lượng thu được không sử dụng để chạy tàu mà để phun nước biển và tạo ra những đám mây với suất phản chiếu cần thiết, nước được phun ở dạng hơi sẽ đi qua những cái ống chính là những rô-to.

Theo dự án, những chiếc tàu như vậy sẽ hoạt động ngoài biển xa, không cần nhiều nhân công làm việc trên tàu nhưng số lượng tàu cần thiết trên toàn thế giới là gần một ngàn cái. Những tàu này không lớn, dài chỉ khoảng 20m nhưng rất đắt tiền - khoảng 2 triệu USD mỗi chiếc, vậy là chi phí cho dự án này cần khoảng vài tỉ đô la. Đây chỉ là chi phí cho tàu, ngoài ra còn phải chi phí cho hệ thống điều khiển bằng vệ tinh - quả là một số tiền không nhỏ.

Chưa biết chúng ta có cần đến một dự án như thế không bởi vì hiện nay, tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu chưa rõ rệt và chưa lớn lắm. Nhưng thế giới nóng lên là một thực tế và xử lý điều này như thế nào cũng chưa rõ ràng, việc “đấu tranh” với hiện tượng này vẫn chỉ là khái niệm. Vậy thì chẳng lẽ những ý tưởng tốt đẹp như thế này chỉ được thực hiện khi loài người không còn sức chịu đựng?


(Ảnh: BBC)

Quỳnh Anh

Theo Membrana, Thanh niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video