Nhật Bản chế tạo robot nhân mã thám hiểm Mặt trăng

Nguyên mẫu robot R1 trang bị 4 chân gắn bánh xe, 2 camera quan sát và 2 tay giống chiếc kẹp có thể thực hiện các động tác linh hoạt.

Công ty GITAI hợp tác với Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thiết kế và chế tạo R1, nguyên mẫu robot Mặt trăng trông giống nhân mã, CNN hôm 10/6 đưa tin. Robot có 4 chân gắn bánh xe, 2 tay phía trước và 2 camera thay cho mắt.


Video: GITAI

Trong một thử nghiệm diễn ra gần đây tại cơ sở của JAXA với đất Mặt trăng mô phỏng, R1 di chuyển qua địa hình gập ghềnh bằng 4 bánh xe và sử dụng bàn tay giống như chiếc kẹp để thao tác với các thiết bị. Đây là một trong số nhiều robot mà GITAI phát triển cho các mục đích khác nhau. Mục tiêu của công ty là đưa thiết bị của mình lên bề mặt Mặt trăng khoảng giữa những năm 2020.

R1 cũng thực hiện một số bài tập nhằm kiểm tra khả năng vượt địa hình gập ghềnh, đồi núi và thu thập mẫu đất đá Mặt trăng. Video cho thấy nó dùng tay để nhặt một chiếc xẻng nhỏ và một chiếc lọ trong suốt, sau đó nhanh chóng lấy một lượng nhỏ đất Mặt trăng mô phỏng.

Việc sử dụng robot trong vũ trụ không mới. Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã có một robot đồng hành cùng phi hành gia và các cánh tay robot, trong đó có cánh tay do Nhật Bản chế tạo. NASA cũng đã đưa vài robot lên sao Hỏa. Tuy nhiên, chưa robot nào có những đặc điểm hình dáng như R1.


Robot R1 thử nghiệm hoạt động trong môi trường Mặt trăng mô phỏng.

Robot GITAI là một phần trong cuộc chạy đua phát triển các phương tiện mới để thực hiện những nhiệm vụ như khai thác hoặc sản xuất trong không gian, trong bối cảnh Trung Quốc, Nga, Mỹ và các nước khác nỗ lực hướng tới mục tiêu xây dựng căn cứ Mặt trăng. Căn cứ như vậy có thể thực hiện cả các hoạt động kinh doanh lẫn khoa học. Nhiều công ty Mỹ cũng đang phát triển các loại robot, xe tự hành và tàu đổ bộ Mặt trăng khác cho các nhiệm vụ tương lai.

JAXA, giống như NASA, cũng ký hợp đồng với các công ty tư nhân với hy vọng sự cạnh tranh và tư nhân hóa sẽ thúc đẩy công nghệ vũ trụ phát triển. "Mục tiêu của chúng tôi là thành công trong việc thương mại hóa robot không gian, qua đó giảm chi phí lao động vũ trụ xuống 1%. Chúng tôi tin rằng thành công của mình sẽ góp phần vào việc thực sự thương mại hóa không gian", Sho Nakanose, CEO của GITAI, chia sẻ.

Cập nhật: 15/06/2022 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video