Nhật Bản tận dụng phân bò làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa

Ngành công nghiệp vũ trụ của Nhật Bản đã mở ra chương mới đầy tiềm năng vào ngày 7/12 khi một công ty khởi nghiệp thử nghiệm nguyên mẫu động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu có nguồn gốc từ… phân bò.

Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin, thí nghiệm cho thấy động cơ này phát ra ngọn lửa màu xanh cam cao 10 đến 15 mét trong khoảng 10 giây ở thị trấn vùng nông thôn Taiki, Hokkaido.


Thí nghiệm được thực hiện hôm 7/12. (Ảnh: AFP).

Theo giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp có tên Interstellar Technologies - ông Takahiro Inagawa, biomethane (khí tự nhiên tái tạo) lỏng cần thiết làm nhiên liệu tên lửa được tạo ra hoàn toàn bằng khí xuất phát từ phân bò của hai trang trại bò sữa địa phương.

Ông Inagawa nói với AFP: “Chúng tôi đang làm điều này không chỉ vì nó tốt cho môi trường mà còn có thể được sản xuất tại địa phương, rất tiết kiệm chi phí và là loại nhiên liệu có hiệu suất cùng độ tinh khiết cao”.

Ông khẳng định Interstellar Technologies là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên làm điều này và kỳ vọng công nghệ sẽ được nhân rộng trên toàn thế giới.

Interstellar Technologies đã hợp tác với công ty sản xuất khí công nghiệp Air Water. Nông dân địa phương có thiết bị trong trang trại của họ để xử lý phân bò thành khí sinh học mà Air Water thu thập và biến thành nhiên liệu tên lửa.

Khí sinh học có nguồn gốc từ phân bò đã được sử dụng làm nhiên liệu trên khắp thế giới, bao gồm cả chạy xe buýt ở thành phố Indore của Ấn Độ. Nó giúp giảm thiểu dấu chân carbon khổng lồ của ngành nông nghiệp, mà tổ chức Greenpeace cho rằng chịu trách nhiệm cho 14% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.


Biomethane lỏng được sản xuất hoàn toàn bằng khí từ phân bò tại các trang trại nuôi bò sữa địa phương. (Ảnh: AFP).

Đốt khí sinh học cũng thải ra khí nhà kính, trong khi chất thải từ động vật nuôi trong trang trại gây ô nhiễm nước và đất. Các nhà máy sản xuất sữa địa phương và các nhà máy khác đang sử dụng biomethane của Air Water để sưởi ấm các ngôi nhà và làm nhiên liệu cho xe tải cùng tàu thủy trong các chương trình thí điểm.

Trong số những nông dân địa phương tham gia chương trình thí điểm có ông Eiji Mizushita (58 tuổi). Ông Mizushita nuôi khoảng 900 con bò sữa, tạo ra hơn 40 tấn phân mỗi ngày. Trang trại của ông có một hệ thống công nghiệp để tự động thu gom phân bò, lên men và biến nó thành khí sinh học, phân bón và vật liệu tái chế làm chất độn chuồng cho gia súc. Việc bán khí sinh học chỉ giúp tăng thu nhập của Mizushita thêm khoảng 1%, nhưng ông cho rằng nỗ lực này là xứng đáng.

Ông bộc bạch: “Tôi rất vui khi chất thải bò của chúng tôi có thể được sử dụng để làm cho tên lửa bay. Chúng ta cần xử lý và sử dụng phân bò đúng cách. Tôi cũng nghĩ rằng chính phủ và xã hội nên có cái nhìn nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của năng lượng tái tạo tự nhiên và khuyến khích sản xuất năng lượng này”.

Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban Chính sách vũ trụ quốc gia trực thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản đã quyết định hoãn kế hoạch phóng tàu thăm dò sao Hỏa đến năm 2026, tức chậm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Quyết định này được đưa ra sau khi Nhật Bản thất bại trong vụ phóng thử tên lửa H3 vào tháng 3 năm nay. Tên lửa H3 được phát triển cho các vụ phóng thương mại thường xuyên với hiệu quả chi phí và độ tin cậy tốt hơn. Tên lửa này được coi là đối thủ cạnh tranh tiềm năng với tên lửa Falcon 9 của Space X.

Cập nhật: 08/12/2023 Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video