Có thể bạn chưa biết: Hơn một nửa dân số thế giới đang sinh sống trong khu vực vòng tròn này

  •   3,37
  • 14.991

Môn địa lý ở chương trình THCS và THPT chắc chắn đã cho chúng ta biết rằng dân số phân bố trên hành tinh này là không đồng đều. Lấy ví dụ ha, ở Greenland, 1 km vuông chi có 0.026 người sinh sống, trong khi đó mật độ dân số ở Manila - Một trong những thành phố đông đúc nhất trên thế giới, lên tới hơn 43,000 người/km2. Điều này đã khiến một giáo viên người Mỹ tên Ken Myers đặt ra một bài toán thú vị:

Đâu là vòng tròn nhỏ nhất trên bề mặt Trái đất, chứa nhiều hơn một nửa dân số thế giới?

Mayers sau đó đã bắt tay vào giải ngay câu hỏi này. Anh ta đã dựa vào các loại bản đồ thế giới, tìm kiếm số liệu trên Wikipedia và nhiều nguồn thông tin khác. Sau khi tính toán thì Ken Mayers đã vẽ được một vòng tròn như hình trên và đặt tên nó là “Vòng tròn Valeriepieris”.

Thật ra khái niệm về vòng tròn Valeriepieris là không mới, vì nó đã được vẽ ra lần đầu vào năm 2013. Tuy nhiên đến nay nó vẫn được xem như là một ví dụ điển hình của việc phân bổ dân cư không đều trên bề mặt Trái đất. Vòng tròn này có đường kính vào khoảng hơn 4000km, nằm tập trung ở khu vực Châu Á và nếu để ý trên bản đồ thì nó sẽ bao bọc luôn cả Việt Nam, cũng là một quốc gia có mật độ dân số cao.

Vòng tròn Valeriepieris
Vòng tròn Valeriepieris.

Nó chứa 4 trong số 6 quốc gia đông dân nhất hành tinh, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Pakistan. Ngoài ra vòng Valeriepieris cũng chứa thêm 8 trong số 15 quốc gia đông dân nhất ở khu vực Trung và Đông Á. Phiên bản đầu tiên của vòng tròn này được Ken Mayers đăng tải lên Reddit và ngay sau đó được rất nhiều tờ báo nổi tiếng khác đăng tải lại.

Đến năm 2016, một giáo sư kinh tế học ở Singapore tên Danny Quah đã kiểm tra lại các tính toán và hình vẽ của Mayers. Đồng thời, Danny cũng sử dụng nhiều kiến thức, dữ liệu và thuật toán hơn để tiến hành vẽ lại khu vực này. Kết quả là vòng Valeriepieris mới thậm chí còn nhỏ hơn đáng kể. Ở phiên bản mới, thậm chí phần lớn diện tích nước Nhật giờ đã nằm ngoài vòng tròn này.

Nếu phóng to ra và soi xét kỹ số liệu bên trong, chúng ta còn tìm được vài thứ hay ho bên trong đây:

  • Chứa ngọn núi cao nhất hành tinh: Everest
  • Chứa rãnh sâu nhất đại dương: Mariana
  • Chứa nhiều người đạo Hồi hơn bất kỳ nơi đâu
  • Chứa nhiều người đạo Phật hơn bất kỳ nơi đâu
  • Chứa nhiều người dân sống trong chế độ Cộng Sản hơn bất kỳ nơi đâu
  • Chứa thêm luôn một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới: Mông Cổ

Và có một điều nữa cần làm rõ, đó là vì Trái đất là mặt cầu, nên nếu vòng tròn Valeriepieris thực sự tồn tại thì nhìn trên mặt phẳng nó sẽ có dạng như thế này:

Cập nhật: 27/03/2022 Theo Tinh Tế
  • 3,37
  • 14.991