Nhật Bản trải qua mùa xuân ấm nhất lịch sử

Nhật Bản năm nay trải qua mùa xuân ấm nhất từng ghi nhận trong bối cảnh khí nhà kính và El Nino khiến nhiệt độ trên thế giới tăng cao.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) hôm 1/6 cho biết, nhiệt độ trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5 của nước này cao hơn 1,59 độ C so với mức trung bình. Điều này khiến mùa xuân năm nay trở thành mùa xuân nóng nhất kể từ khi JMA bắt đầu thực hiện các phép đo đạc vào năm 1898.


Đường chân trời của Tokyo nhìn qua lớp không khí bụi bặm từ đài quan sát I-link Town ngày 13/4. (Ảnh: AFP).

"Ấm lên toàn cầu khiến những mức nhiệt kỷ lục như vậy xuất hiện thường xuyên hơn và chúng dự kiến còn trở nên phổ biến hơn trong tương lai, khi sự ấm lên toàn cầu tiếp diễn", JMA cho biết. Cũng theo cơ quan này, nhiệt độ bề mặt trung bình của những vùng biển xung quanh Nhật Bản trong các tháng 3, 4, 5 ở mức cao thứ ba kể từ năm 1982.

Tháng trước, Liên Hợp Quốc cho biết, gần như chắc chắn giai đoạn 2023 - 2027 sẽ là thời kỳ 5 năm nóng nhất từng ghi nhận. Điều này phần nào do khả năng cao hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm.

El Nino là mô hình khí hậu diễn ra tự nhiên, thường gắn liền với sự tăng nhiệt trên toàn thế giới, gây hạn hán ở một số nơi và mưa lớn ở những nơi khác. Hiện tượng này xảy ra gần đây nhất vào năm 2018 - 2019.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2022 cao hơn 1,15 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850 - 1900. Phần lớn Nam Á và Đông Nam Á đã hứng chịu những đợt sóng nhiệt mùa xuân khi sự ấm lên toàn cầu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn. Hôm 29/5, Thượng Hải ghi nhận ngày tháng 5 nóng nhất trong hơn 100 năm, vượt kỷ lục trước đó tròn 1 độ C.

Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ mưa lớn ở Nhật Bản và một số nơi khác vì khí quyển ấm hơn chứa nhiều nước hơn. Mưa lớn năm 2021 từng gây thảm họa lở đất ở thành phố Atami, khiến 27 người thiệt mạng. Năm 2018, lũ lụt và lở đất trong mùa mưa giết chết hơn 200 người ở miền tây Nhật Bản.

Nhật Bản giữ vị trí chủ tịch luân phiên của G7 năm 2023. G7 năm nay cam kết đẩy nhanh việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch làm nóng Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm các nền kinh tế hàng đầu này đã không thể thống nhất bất cứ thời hạn mới nào về việc chấm dứt các nguồn năng lượng gây ô nhiễm như than đá.

Cập nhật: 03/06/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video