Trong một lần vào rừng, vị chuyên gia bất ngờ tìm thấy loại cây chỉ có duy nhất cá thể còn sống trên Trái đất.
Vào tháng 8 năm 1927, Chung Quan Quang – nhà thực vật học người Trung Quốc cùng nhóm nghiên cứu của mình đến Phổ Đà Sơn ở tỉnh Chiết Giang để thu thập mẫu vật. Tại đây, họ đã tìm thấy rất nhiều loài thực vật quý hiếm. Trong lúc tìm kiếm, ông vô tình phát hiện ra một loại cây chưa bao giờ nhìn thấy. Tuy nhiên, nhóm ông Chung khi đó chưa thể xác định giống cây này thuộc loài nào.
Mãi đến năm 1932, một nhà thực vật học khác, Giáo sư Trịnh Vạn Quân mới xác định được nó thuộc chi Carpinus (Ngã Nhĩ Lịch) của họ Betulaceae (họ Bạch dương hay còn gọi họ Cáng lò). Vì nó chỉ được tìm thấy ở núi Phổ Đà nên loài cây này được đặt tên là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch, hay sồi tai ngỗng Phổ Đà.
Sau 2 năm nghiên cứu chi tiết về loại cây này, các chuyên gia đã quyết định đặt tên cho nó là Sồi tai ngỗng Phổ Đà. Sở dĩ họ đặt tên như vậy là bởi đây là loài duy nhất được tìm thấy tại Phổ Đà Sơn.
Loại cây mà Chung Phan Quang chưa từng nhìn thấy được phát hiện ở Phổ Đà Sơn. (Ảnh: Sohu).
Trên thực tế, từng có lượng lớn loài cây này phân bổ trên núi Phổ Đà, nhưng do nạn phá rừng và khai hoang với quy mô lớn diễn ra thường xuyên nên số lượng cây giảm mạnh. Sau vài thập kỷ, cuối cùng chỉ còn một cây duy nhất mọc trong chùa Huệ Tuế trên núi.
Ở thời điểm đó, cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này chỉ còn lại đúng một cây trên Trái đất. Chính vì thế, nó còn được mệnh danh là "đứa con duy nhất của Trái đất". Các nhà khoa học đã dùng nhiều biện pháp kỹ thuật và xác định được tuổi của cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này là 250. Cây cao khoảng 14m, đường kính hơn 60 cm. Vỏ cây có màu xám, lá to bản màu xanh đậm, tán hơi lệch. Dù đã trải qua hàng trăm năm sương gió nhưng nó vẫn xanh tươi.
Sự khác nhau giữa hoa đực và hoa cái của sồi tai ngỗng Phổ Đà. (Ảnh: The Paper).
Sau khi thông tin tìm thấy cây sồi tai ngỗng Phổ Đà được công bố, rất nhiều du khách kéo tới Phổ Đà Sơn để tận mắt chiêm ngưỡng. Chính phủ vì lo lắng sẽ có người kéo tới gây hại cho cây quý nên đã đặc biệt cử nhân viên an ninh đến bảo vệ 24/24. Tuy nhiên, khi xem xét các khả năng, các nhà thực vật học cho rằng, phương pháp bảo vệ này không phải là tốt nhất vì 2 nguyên nhân.
Loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà có hình dáng khá đặc biệt. (Ảnh: Sohu)
Hoa của loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà có khả năng tự thụ phấn kém. (Ảnh: Sohu).
Vì những lý do trên, các nhà khoa học trong nhiều năm theo dõi chưa từng tìm thấy cây con nào mọc dưới gốc cây mẹ. Có thể thấy, khả năng sinh sản tự nhiên của sồi tai ngỗng Phổ Đà trong môi trường tự nhiên là cực kỳ khó. Cuối cùng, họ đã quyết định nhân giống nó.
Kể từ năm 2000, một nhóm nghiên cứu đã bắt đầu các công việc liên quan. Họ đã liên tiếp áp dụng các phương pháp sinh sản hữu tính và vô tính để cây sồi tai ngỗng Phổ Đà mở rộng quy mô dân số. Sau nhiều năm nỗ lực, ngày nay số lượng cây con của sồi tai ngỗng Phổ Đà đã lên tới hơn 40.000 cây. Đây cũng là kỷ lục mới về số lượng quần thể cây con được nhân giống của loại cây này. Chúng từng bước được dịch chuyển sang các địa phương khác để nhân giống và bảo tồn.
Sồi tai ngỗng Phổ Đà là loại cây hiếm được đưa lên vũ trụ. (Ảnh: Sohu).
Bước đầu, những cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã trồng tại một số khu vực trong thành phố Chu Sơn, Chiết Giang trong chiến dịch phủ xanh. Chúng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cảnh quan những nơi này thêm xanh, sạch, đẹp. Vào tháng 4 năm 2020, hơn 100 cây giống sồi tai ngỗng Phổ Đà đã được chuyển tới Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Số cây giống này là kết quả của dự án nghiên cứu về việc thuần hóa từ xa cũng như bảo vệ ngoại vi của các chuyên gia giữa 2 tỉnh.
Thậm chí, Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng vào năm 2011 đã mang theo 4 loại cây độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Sồi tai ngỗng Phổ Đà là một trong số những loại cây được mang theo để phục vụ cho công tác thí nghiệm nhân giống trong không gian.
Số lượng cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã được nhân giống lên tới hàng chục nghìn giúp nó không còn rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, nhờ sự chung tay của nhiều bên liên quan, loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.