Nhật sẽ tiếp tục thám hiểm "đá trời"

Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA) sẽ phóng phi thuyền tới một thiên thạch vào năm sau để lấy mẫu đất, đá.


Hình minh họa cảnh tàu Hayabusa đáp xuống thiên thạch
Itokawa vào năm 2005 để lấy mẫu vật chất. (Ảnh: JAXA)

Trang web của JAXA đưa tin họ sẽ phóng một phi thuyền mang tên Hayabusa 2 tới thiên thạch 1999 JU3 trong năm 2014. Bản thiết kế của Hayabusa 2 sẽ được hoàn tất trong mùa xuân này. JAXA đã chế tạo phần thân và các tấm pin mặt trời của nó.

JAXA từng phóng một phi thuyền mang tên Hayabusa vào vũ trụ để lấy mẫu vật chất từ thiên thạch. Hayabusa tới một thiên thạch có tên Itokawa - có độ dài 500m - vào năm 2005. Sau khi chụp ảnh thiên thạch từ mọi góc độ, nó hạ cánh lên vật thể đó hai lần. Tàu trở về trái đất vào ngày 13/6/2010 sau hành trình kéo dài 7 năm với quãng đường lên tới 6 tỷ km. JAXA đã chi 200 triệu USD cho dự án chế tạo tàu Hayabusa. Mục đích của dự án là tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.

Giống như phiên bản trước, Hayabusa 2 sẽ lấy mẫu vật chất từ thiên thạch để mang về trái đất. Tuy nhiên, các chuyên gia của JAXA cũng muốn tạo ra một vụ va chạm để khoét một hố trên thiên thạch và lấy vật chất ở bên dưới bề mặt.

Chuyến bay của Hayabusa 2 sẽ diễn ra trong 4 năm, nghĩa là nó sẽ tới thiên thạch 1999 JU3 vào năm 2018. Phi thuyền sẽ ở trên thiên thạch trong một năm rưỡi trước khi trở về vào năm 2019.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video