Nhiên liệu sinh học đe doạ an ninh lương thực

Chuyên gia về lương thực của LHQ Jean Ziegler vừa đưa ra cảnh báo rằng, việc sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế dầu mỏ sẽ làm cho thế giới thiếu lương thực hơn, thậm chí coi đó là “tội ác chống lại loài người”.

Vì lý do đó, Ziegler kêu gọi các nước cấm sản xuất nhiên liệu sinh học trong vòng 5 năm tới với lý do, trong khoảng thời gian đó, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ cho phép biến rác nông nghiệp, như lõi ngô hay lá chuối, thành nhiên liệu.

Việc sản xuất nhiên liệu sinh học đang được tăng cường với mục đích tìm ra những nhiên liệu ít gây ảnh hưởng đến môi trường thay thế dầu mỏ. Nước Mỹ cũng đang tìm cách giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu do sự bất ổn chính trị ở các "giếng dầu" của thế giới. Tuy nhiên, chiều hướng này góp phần làm cho giá lương thực ở Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là do các sản phẩm nông nghiệp từ ngũ cốc, đậu nành đến ngô được sử dụng để sản xuất cồn ethanol.



Giá lương thực tăng do ngày càng nhiều đất được dành để
trồng cây phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.


Ông Ziegler không phải là người duy nhất lên tiếng cảnh báo về nguy cơ này. Tuần trước, IMF cũng bày tỏ lo ngại rằng việc thế giới coi lương thực như một nguồn nhiên liệu có thể tác động mạnh đến đời sống của người dân nghèo.

Hồi giữa tháng 10, Viện Quản lý nước quốc tế IWMI ở Sri Lanka, qua nghiên cứu thực tế ở Ấn Độ và Trung Quốc - hai nước đang tăng cường trông ngô và mía để cung cấp nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học - đã cảnh báo về nguy cơ hạn hán nghiêm trọng ở hai nước này vì cả mía và ngô đều cần rất nhiều nước.

Theo bà Charlotte de Fraiture, tác giả chính của nghiên cứu, các cây nguyên liệu nói trên có thể huỷ hoại tính bền vững của nguồn nước và từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho các cây lương thực khác.

Cùng thời gian này, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự.

Nghiên cứu của IWMI cho biết, Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng sản lượng ethanol lên bốn lần vào năm 2020, tương đương 18 tỷ lít, đáp ứng 9% nhu cầu về xăng dầu. Năm 2002, nước này đã sản xuất 4,3 tỷ lít ethanol. Ấn Độ cũng theo đuổi chiến lược tương tự. Tháng trước, nước này tuyên bố muốn tăng gấp đôi sản lượng ethanol vào năm tới, đáp ứng 10% nhu cầu về xăng dầu của cả nước.

Theo nghiên cứu của IWMI, để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cần tăng 26% diện tích trồng ngô và Ấn Độ cần tăng 16% diện tích trồng mía. Nếu như vậy, các cây lương thực khác ở hai nước này sẽ có nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng và khả năng phải nhập khẩu lương thực là rõ ràng.

Theo NDĐT, BBC và AP,Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video