Nhiều người thay đổi tính cách kỳ lạ sau ghép tạng, khoa học tìm cách giải thích

Một nghiên cứu mới đây cho biết người được ghép tạng có thể thay đổi tính cách theo những cách "không ngờ tới".

Bài báo khoa học có tựa đề "Những thay đổi tính cách liên quan đến cấy ghép tạng" được xuất bản trên tạp chí y khoa Transplantology đặt ra vấn đề về việc nhiều người được cấy ghép tạng đã cảm nhận những thay đổi lớn và kéo dài trong hành động, suy nghĩ và hành vi của chính mình.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Y thuộc Đại học Colorado (Mỹ) thực hiện, xem xét những thay đổi đáng kể về tính cách của bệnh nhân sau khi cấy ghép tạng.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng quan sát những thay đổi mà người nhận ghép tim đã trải qua và liệu chúng có tương đồng với những người nhận nội tạng khác hay không.


Nghiên cứu mới cho thấy người được ghép tạng có thể thay đổi tính cách - (Ảnh: CNN)

Nghiên cứu được thực hiện với 47 người tham gia khảo sát trực tuyến. Trong số này có 23 người nhận tim và 24 người khác nhận nội tạng.

Kết quả, 89% số người được cấy ghép tạng cho biết đã trải qua những thay đổi về tính cách sau phẫu thuật cấy ghép.

Cụ thể là thay đổi trong sở thích về ẩm thực, âm nhạc, nghệ thuật, nghề nghiệp, những mối quan hệ thân mật và các hoạt động giải trí.

Một số cũng chia sẻ về trải nghiệm "mới mẻ" như nâng cao khả năng nhận thức, thích ứng xã hội và tình dục, hoặc có xu hướng tâm linh hơn... sau ghép tạng.

Nhóm nghiên cứu xem đây là những loại thay đổi "trung tính hoặc có lợi", tuy nhiên cũng có một số báo cáo về những thay đổi đáng lo ngại như lo lắng, mê sảng, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục và rối loạn tâm thần kể từ khi được cấy ghép tạng.

Đặc biệt, nhiều người nhận tạng chia sẻ có những ký ức hoặc sở thích mà họ chưa từng có hoặc không hề liên quan đến các trải nghiệm cá nhân trước đây của mình. Họ cho rằng những nhận thức giác quan này dường như có liên quan đến người hiến tạng.

Báo cáo nêu ví dụ: Một giáo sư đại học 56 tuổi đã nhận được trái tim của một sĩ quan cảnh sát 34 tuổi qua đời sau khi bị bắn vào mặt.

Sau ca cấy ghép tạng, vị giáo sư đã kể lại một trải nghiệm kỳ lạ: "Vài tuần sau khi nhận được trái tim, tôi bắt đầu có những giấc mơ. Tôi sẽ nhìn thấy một tia sáng chiếu thẳng vào mặt mình và mặt tôi trở nên thật nóng bừng. Mặt tôi như thực sự bị cháy".

Một tình nguyện viên khác cho biết cô đã hình thành một niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc sau khi nhận trái tim hiến tạng từ một nhạc sĩ trẻ trong thập niên 1990. Trước khi ghép tim, cô không bao giờ chơi đàn hay hát nhạc.

Trên trang tin khoa học Science Alert, các chuyên gia đưa ra một giả thuyết gọi là "giả thuyết trí nhớ hệ thống".

Theo đó, tất cả các tế bào sống đều có khả năng ghi nhớ, đồng nghĩa ký ức có thể được truyền từ người hiến tạng sang người nhận qua các mô. Mặc dù các liên kết thần kinh tại cơ quan ghép bị đứt, các dây thần kinh vẫn có thể hoạt động bên trong những cơ quan này.

Cập nhật: 23/05/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video