Nhịp tim thế nào được gọi là bình thường?

Đã qua lâu rồi cái thời đo nhịp tim bằng cách đặt hai ngón tay lên cổ và xem đồng hồ. Giờ đây, thật dễ dàng với một ứng dụng trên smartphone hoặc chỉ cần nói: "Siri, nhịp tim của tôi thế nào?"

Nhưng con số mà Siri trả lời về nhịp tim được bạn hiểu như thế nào? Sau đây là những giải thích của trang CNET.

Nhịp tim bình thường là gì?

Nhịp tim khi nghỉ ngơi (RHR) – số lần tim bạn đập mỗi phút khi nghỉ ngơi - là một cách nhanh chóng để đánh giá mức độ khỏe mạnh của trái tim. Những gì được coi là bình thường có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng nói chung, RHR nên nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.

Nếu RHR của bạn liên tục trên 100 nhịp mỗi phút (một tình trạng được gọi là nhịp tim nhanh), bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, nhất là khi nó đi kèm các triệu chứng khác như tức ngực, mệt mỏi hoặc khó thở.


Nhịp tim khi nghỉ ngơi nên nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.

Theo bác sĩ tim mạch Jennifer Haythe, MD, đồng giám đốc Trung tâm Tim mạch Phụ nữ Columbia, RHR cao mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đó có thể là do bạn bị mất nước, thể lực kém, hoặc có thể là một dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn với tim hoặc phổi của bạn.

Nếu RHR của bạn luôn dưới 60 nhịp mỗi phút, bạn có thể bị nhịp tim chậm, và nó thường đi kèm với chóng mặt, khó chịu ở ngực.

"Tương tự, nhịp tim chậm cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau", Haythe nói. "Đó có thể là điều hoàn toàn bình thường, dấu hiệu của một thể lực tuyệt vời hoặc có thể là cảnh báo vấn đề về tim. Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn dưới 60 nhịp/phút và bạn cảm thấy không khỏe, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra điện tâm đồ".

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim lúc nghỉ ngơi

Khi đo RHR của bạn, hãy nhớ rằng có một số điều có thể ảnh hưởng đến kết quả, bao gồm:

  • Tuổi tác: RHR có thể giảm theo tuổi, theo một số nghiên cứu.
  • Giới tính: Trung bình, RHR của phụ nữ có xu hướng cao hơn hai đến bảy nhịp mỗi phút so với nam giới.
  • Thời tiết: RHR có thể tăng trong thời tiết nóng, nhưng thường không quá 10 bpm.
  • Cảm xúc: Cảm giác căng thẳng, lo lắng, hoặc thậm chí là vui sướng mãnh liệt có thể làm tăng chỉ số RHR của bạn.
  • Vị trí cơ thể: RHR có thể cao hơn 3 nhịp khi ngồi so với nằm. Tương tự, RHR có xu hướng tăng một chút khi đứng.
  • Thuốc men: Các loại thuốc kê đơn như thuốc chống trầm cảm có thể khiến tỷ lệ RHR của bạn cao hơn hoặc thấp hơn so với khi bạn không dùng thuốc.

Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn bình thường - thì sao?

Chúc mừng! Kết quả RHR bình thường chắc chắn là một điều tốt, nhưng nếu bạn đang theo dõi chúng vì những lý do liên quan đến thể dục hoặc sức khỏe, thì nó không phải là điều duy nhất cần chú ý. Bởi vì "bình thường" chưa chắc đã bằng với "khỏe mạnh".

Trên thực tế, trong một nghiên cứu gần đây, những người đàn ông trung niên có RHR từ 75 nhịp mỗi phút hoặc cao hơn ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu có khả năng tử vong cao gấp đôi trong 11 năm tới, so với những người đàn ông có RHR từ 55 hoặc thấp hơn.

"Lý tưởng nhất là nhịp tim lúc nghỉ ngơi ở khoảng từ 50 đến 70 nhịp mỗi phút", Haythe nói. "Nhưng tôi không nghĩ rằng mọi người phải quá ám ảnh vì điều này. Mỗi tháng kiểm tra một lần là hoàn toàn tốt".

"Một điều cũng rất quan trọng khác là nhịp tim của bạn giảm nhanh như thế nào sau khi bạn tập thể dục", Haythe nói. "Chúng tôi muốn thấy rằng nhịp tim của bạn chậm khi nghỉ ngơi, nó tăng lên một cách thích hợp khi tập thể dục và nó sẽ giảm xuống nhanh chóng sau đó - trong vòng vài phút".

Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, khi đánh giá mức độ khỏe mạnh của bạn, một điều chắc chắn là bất kỳ kết quả nào cũng cần được xem xét cùng với các số liệu khác, như huyết áp và cholesterol, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, đặc biệt nếu bạn nhận thấy sự thay đổi theo thời gian.

Cập nhật: 29/06/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video