Những bệnh nguy hiểm do ăn phải đậu phụ có thạch cao

Với kiểu làm đậu phụ truyền thống, người ta sử dụng giấm chua hoặc nước chua của đậu để khiến chúng kết tủa.

>>> Cách tránh mua phải đậu phụ có thạch cao

Với các này, lượng cái đậu kết tủa chắc chắn sẽ ít hơn so với sử dụng thạch cao tạo kết tủa. Dùng thạch cao, không những đậu phụ kết tủa nhiều hơn gấp đôi, mà còn nhanh hơn.

Thạch cao là chất có tác dụng đóng rắn nhanh, dễ keo tụ. Khi cho chất này vào nồi nấu đậu, thạch cao sẽ tác động với các chất có trong đậu giúp váng đậu nổi lên nhanh và nhiều hơn. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, hiệu suất khi cho thêm thạch cao vào nồi nước đậu sẽ giúp người sản xuất đậu tăng được khoảng 40% váng đậu, đồng thời họ cũng sẽ thu hồi được khoảng 70 - 80% váng kết tủa để làm đậu. Trong khi không cho thạch cao, họ chỉ lấy được khoảng 30 - 40% váng đậu. Ngoài ra, việc sử dụng thạch cao trong quá trình kết tủa váng còn khiến cho các váng lấy được sẽ có kích thước hạt lớn hơn, giúp cho quá trình sản xuất đậu phụ hay tào phớ đóng bánh nhanh và dễ dàng hơn.

Vì thế nhiều cơ sở làm đậu sử dụng thạch cao cho năng suất và hiệu quả. Có điều, họ dùng thạch cao công nghiệp (thạch cao xây dựng), lượng dùng là ước lượng tùy ý, vì thế rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì… Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, để làm đậu phụ, người ta còn dùng một số muối như canxi sunfat (CaSO4) hoặc canxi clorua (CaCl2), là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu. Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, canxi sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.

Riêng với đậu phụ non, để tạo độ mềm mịn, người sản xuất cho thêm gelatine vào nước đậu nành. Gelatine được trích từ da và xương của động vật (lợn, bò, dê, cừu, cá…). Nếu công nghệ không tốt, nguyên liệu chế biến gelatine không đảm bảo vệ sinh, người dùng sản phẩm gelatine sẽ có nguy cơ bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm từ động vật.

Cách nhận biết đậu phụ có thạch cao

Khi mua đậu phụ phải chú ý đến bìa của miếng đậu, nếu bìa miếng đậu cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ bị ôxy hóa chuyển sang màu vàng. Nhìn miếng đậu phụ càng vàng nhiều thì đậu phụ đó chứa thạch cao càng nhiều.

Chọn mua và bảo quản đậu phụ

- Đậu phụ ngon cầm bìa đậu thấy mềm mại, có màu trắng kem. Ít hoặc không có mùi, được bảo quản trong nước sạch.

- Khi mua đậu phụ về, nếu chưa ăn thì nên rửa miếng đậu nhẹ nhàng, cho vào tô sạch, đổ ngập nước rồi đậy nắp (vì đậu dễ hấp thu mùi vị nên nắp đậy cần kín).

- Muốn trữ đậu phụ nhiều ngày (nhất là dịp lễ Tết) hàng ngày cần thay nước cho đậu phụ. Thấy nước có màu trắng đục là phải thay nước khác ngay.

- Đậu phụ dễ bị chảy nước rồi sinh chua. Vì vậy, mỗi lần thay nước cần rửa sạch lại miếng đậu.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video