Những điều bạn làm hằng ngày sẽ trở nên rất "kì cục" khi ở trên vũ trụ

Khi bạn sống trên vũ trụ, tất cả mọi thứ, từ việc khóc cho đến bật lửa hay thậm chí là đi vệ sinh đều hoàn toàn mới lạ, không giống như khi bạn đang ở Trái đất.

Ở môi trường vi trọng lực (trọng lực bị triệt tiêu về mức nhỏ nhất), chúng ta sẽ phải làm quen với những cách sống đặc biệt.


Ngay cả khi thưởng thức cà phê cũng khác khi ở ngoài không gian. Trong ảnh, phi hành gia Scott Kelly pha cà phê từ máy ISSpresso, trong khi cà phê bên trong cốc của ông trôi bồng bềnh. (Nguồn ảnh: NASA).

Loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên chinh phục không gian đầy kỳ thú. Tuy nhiên, hiểu biết của nhân loại vẫn còn hạn hẹp để có thể hằng ngày đối mặt với khoảng không vô tận. Khi bạn sống trên Trạm Không gian Vũ trụ (ISS), tất cả mọi thứ, từ việc khóc cho đến bật lửa đều phải 'tập lại từ đầu'.

Vậy, những gì bạn có thể làm và không thể làm ngoài không gian? Nhờ có những phi hành gia, chúng ta đã có cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc sống thường nhật ở môi trường vi trọng lực này.

1. Khóc

Thật khó tin khi các phi hành gia có thời gian cho những cuốn tiểu thuyết cảm động như Nicholas Spark hay theo dõi phim “Marley and Me”, nhưng đôi khi họ cũng bị “bụi bay vào mắt”, giống như chúng ta thôi. Tưởng chừng chỉ việc rơi lệ, nhưng có vẻ sẽ không ổn tí khi ở môi trường vi trọng lực.

Các phi hành gia vẫn có thể rơi lệ như thường, nhưng nước mắt sẽ chỉ nằm yên ở trên mắt. Phi hành gia Andrew Feustel kể về trải nghiệm khi vô tình bị một mảnh vỡ từ thiết bị chống đọng sương (trên kính của nón bảo hộ phi hành gia) rơi vào mắt khi ông đang thực hiện chuyến đi ngoài không gian.

Thế là Feutstel dùng một thiết bị tên là “Valsalva” để hút nước và quét mảnh vỡ ra khỏi mắt. “Valsalva” thực chất là một miếng bọt biển dùng để thấm nước gắn trong nón bảo hộ, mục đích dùng khi bị bất ngờ thay đổi áp suất trong nón bảo hộ (sẽ gây đọng nước trên kính, gây cản trở phi hành gia thực hiện nhiệm vụ).

Phi hành gia Chirs Hadfield ở trong đoạn video trên, minh họa rõ ràng rằng nước sẽ chỉ nằm trên mắt và tụ thêm vào với nhau. Ông còn nhấn mạnh “đôi mắt của bạn chắn chắn sẽ khóc trên không gian, nhưng điểm khác lớn nhất là lệ sẽ không rơi”.

2. Bật lửa

Lửa cháy ngoài không gian thì sẽ trông ra sao? Có khác gì so với trên Trái Đất? Câu trả lời là rất khác và cả rất thú vị. Điều làm nên sự đặc biệt đó là việc thiếu đi trọng lực. Các phân tử khí ngoài không gian phân bố dàn trải xung quanh là nguyên nhân khiến cho lửa cháy hoàn toàn khác.

Trên Trái Đất, lửa cháy theo phương thẳng đứng, tạo thành ngọn lửa; ngược lại lửa ngoài không gian cháy thành một hình cầu, giống như “quả bóng lửa”. Hơn nữa, theo như video DNews trên, các phi hành gia khám phá ra một hiện tượng không thể giải thích được đó là “sự cháy vẫn diễn ra nhưng không tạo ra ngọn lửa”, và phát hiện đó khiến cho các nhà khoa học hào hứng bởi vì lợi ích nó mang lại nếu như có thể tái tạo và ứng dụng được trên Trái Đất.

3. Đi vệ sinh

Có một sự thật là ai cũng phải giải quyết “nỗi buồn”, cho dù là phi hành gia. Sau khi nghe qua câu chuyện phi hành gia đi vệ sinh ở ISS, chúng ta nên cảm thấy biết ơn vì có thể ngồi yên trên cái bệ xí.

Một lần nữa, lực hấp dẫn là bạn của chúng ta. Để phi hành gia có thể “giải quyết”, họ bắt buộc phải tự cột mình vào thứ gọi là “bồn cầu không gian”. Để “đi nhẹ”, cả nam lẫn nữ đều có thể “giải quyết” trong tư thế đứng, nhờ có hệ thống phễu và ống dẫn đảm nhận.

Khi “đi nặng”, “bồn cầu không gian” sẽ dùng khí hút tất cả chất thải vào trong một cái lỗ và dẫn đến nơi chứa để làm khô và tống khứ đi sau một khoảng thời gian. Phi hành gia của NASA, Peggy Whitson nói rằng: “"Đi nặng" sẽ… khá là thử thách, bởi vì giống như bạn đang cố nhắm vào một mục tiêu khá nhỏ”.


Một cái buồng trong khoang chứa hệ thống bồn cầu do người Nga chế tạo. (Nguồn ảnh: NASA).

4. “Làm chuyện ấy”

“Làm chuyện ấy” ở nơi không có trọng lực, bạn có chắc là sẽ tìm được một phòng riêng trên ISS? Dù có nhiều đồn đoán, nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ một xác nhận chính thức nào về việc đã có phi hành gia quan hệ tình dục ngoài không gian hay không.

Những tin đồn có lẽ không đúng, bởi vì ở môi trường làm việc ngoài vũ trụ, việc này chắc chắn sẽ khó khăn và không vui vẻ gì. Mặc dù theo lý thuyết là có thể, nhưng chắc chắn sẽ cần nhiều công sức hỗ trợ mọi thứ diễn ra suôn sẻ.Trong video sau, chuyên gia về tình dục Laci Green sẽ giải thích chuyện gì xảy ra nếu quan hệ tình dục ngoài không gian.

5. Mang thai

Mới đây, công ty SpaceLife Origin (Nguồn gốc sự sống ngoài không gian), có trụ sở ở North Brabant, Hà Lan, đã công bố các kế hoạch đầy táo bạo của mình, với mục tiêu tạo ra em bé đầu tiên trong vũ trụ vào năm 2024. Tuy nhiên, liệu kế hoạch này có khả thi?


Ngày 12/4/2018, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) gửi một số mẫu tinh trùng của người và bò lên Trạm không gian quốc tế (ISS) để nghiên cứu xem liệu tinh trùng có thể thụ tinh trong trạng thái phi trọng lực hay không.

Với điều kiện hiện tại, cơ hội để thụ tinh thành công là khá thấp. Bức xạ chính là tác nhân chính gây nên vấn đề. Ở trên trạm không gian (và cả ngoài không gian nói chung), bức xạ mạnh hơn gấp nhiều lần so với trên Trái Đất, chắc chắn không phải là nơi lành mạnh để mang thai. Vì vậy, cho đến hiện tại, mang thai ngoài không gian không phải là lựa khả thi.

Ở trên là những điều bạn có thể và không thể làm ngoài vũ trụ. Càng nhiều cuộc du hành vào không gian, các phi hành gia của chúng ta sẽ được chạm trán với vô số thách thức mới. Chúng ta, những dân cư địa cầu nên cảm thấy may mắn, bởi một thứ: lực hấp dẫn thật sự giúp giữ chúng ta sống yên ổn trên Trái đất.

Cập nhật: 30/10/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video