Những điều cần biết về bệnh ung thư máu

Ung thư máu là gì?

Các triệu chứng của ung thư máu rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm, mệt mỏi thông thường.

1. Ung thư máu là bệnh gì?

Ung thư máu (còn có các tên gọi khác là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng bệnh ung thư ác tính. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.

Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu (còn gọi là u). Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn, tuy nhiên, điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ…

2. Biểu hiện của bệnh ung thư máu

Khi bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu) phát triển nhanh trong tủy, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đồng thời còn chiếm chỗ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào máu bình thường khác. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp… là những biểu hiện của sự ảnh hưởng từ sức “công phá” trong tủy.
  • Thiếu hồng cầu sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi, yếu sức, da trở nên trắng nhạt, thiếu sức sống.
  • Bạch cầu không hoạt động bình thường nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Có sự xuất hiện các hạch bất thường trên cơ thể.
  • Khả năng đông máu giảm xuống, người mắc ung thư máu sẽ dễ bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím, các vết thương khó cầm máu…
  • Biếng ăn, sút cân, ở nữ giới còn gặp hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm. Nếu trọng lượng cơ thể giảm đột ngột mà không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài thì rất có thể các tế bào trong cơ thể bị ung thư, khiến cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, không thể bỏ qua nhiều bệnh ung thư, vì cân nặng không ngừng giảm, điều này thể hiện sức khỏe của họ.
  • Ho thường xuyên:Trên cơ thể con người có những căn bệnh ung thư, và hầu hết chúng sẽ là mục tiêu của các khối u, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém thì việc gánh chịu đầu tiên là hệ hô hấp. Chức năng trao đổi chất của hệ hô hấp cũng sẽ bị phá hủy trong tích tắc, không chỉ tạo ra một lượng lớn rác mà còn có các triệu chứng như đờm có mủ, ho ra máu, nếu điều này xảy ra thì rất có thể có tế bào ung thư trong cơ thể.

Các biểu hiện của bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mệt mỏi, cảm cúm thông thường. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan khi cơ thể có các dấu hiệu trên nhé!

3. Nguyên nhân gây ung thư máu

Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư máu. Gen di truyền và các yếu tố môi trường được cho là nguy cơ chính tạo cơ hội bệnh phát triển và bùng phát.

Nhìn chung, bệnh ung thư máu xảy ra đột biến gen ADN ở một vài tế bào máu. Có một số thay đổi khác trong tế bào chưa giải thích được cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư máu.

Một số nguyên nhân bất thường nhất định làm các tế bào máu phát triển, phân chia nhanh và có thời gian sống dài hơn các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào ung thư sẽ phát triển lấn át tế bào lành tại tủy xương, kết quả làm giảm số lượng các tế bào lành, hồng cầu và tiểu cầu khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện.

4. Phương pháp điều trị

Ung thư máu chủ yếu được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của một người hiến phù hợp. Những người thích hợp nhất là người có chung huyết thống với bệnh nhân. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng, nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu, kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu.

Tuy nhiên, khả năng thành công của việc chữa trị bệnh ung thư máu là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao.

Ngoài phương pháp cấy ghép tủy, còn một phương pháp điều trị khác là dùng hóa trị liệu. Cách này có triển vọng rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư máu. Đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Các bệnh nhân điều trị tốt và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt, trong khoảng điều trị từ 3 – 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.

5. Cách phòng tránh

Để phòng tránh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, cách tốt nhất, chúng ta nên bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ... Người làm việc trong môi trường nhiều chất này cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Chúng ta nên hạn chế hết sức có thể việc đi vào những vùng có các chất độc hại đó (các nhà máy sử dụng chất hóa học, những vùng đất nhiễm phóng xạ…). Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng các sản phẩm như nước rửa bát, nước lau nhà, mỹ phẩm…, các bạn hãy cố gắng chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, càng thân thiện với cơ thể càng tốt nhé!

Cập nhật: 26/06/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video