Những đồng tiền làm từ chất liệu đặc biệt

Trước khi được làm từ những chất liệu thông dụng hiện tại như kim loại, giấy hay nhựa..., đồng tiền của một số quốc gia từng được làm từ nắp chai, da sóc, muối, thậm chí khoai tây.

Những đồng tiền làm từ chất liệu đặc biệt

Tiền ăn được

Muối đã được sử dụng như là một loại tiền trên khắp thế giới nhiều năm nay. Từ “lương” (salary) thực chất được chuyển từ một từ tiếng La tinh “muối” (salarium) – loại tiền người La Mã dùng để mua muối.

Trên thực tế, muối là một loại tiền tệ trong suốt thời Trung cổ ở Đông Phi. Có thể kể nhiều loại tiền có thể ăn được khác như phô mai Parmigiano (có thể dùng để thế chấp tại các ngân hàng ở Italia); những hạt cacao ở Trung Mỹ, hay bánh trà ở Trung Á, thậm chí là gạch ở Mông Cổ được sử dụng như là một nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng sau khi ủ.

Nắp vỏ chai ở Cameroon

Một nhà máy bia tại nước Cộng hòa Cameroon ở châu Phi vào năm 2005 đã in giải thưởng dưới nắp chai bia như một cách thức quảng cáo sản phẩm.

Rất nhiều đối thủ cạnh tranh của nhà máy này cũng bắt chước làm theo, nhiều đến mức mà khi mua một lon bia, chắc chắn bạn sẽ có được một giải thưởng nào đó, từ một lon bia khác cho tới một chiếc ôtô thể thao. Sau đó, người dân bắt đầu sử dụng nắp chai để thanh toán tiền vé taxi. Lái xe taxi sử dụng chúng để hối lộ cảnh sát giao thông. Và không lâu sau đó, những nắp chai này đã trở thành một phần nhỏ của nền kinh tế địa phương.

Da sóc

Trong thời Trung cổ, người Nga sử dụng da sóc như là loại tiền tệ để mua bán. Họ không lãng phí bất cứ thứ gì của sóc, từ móng vuốt, mõm hay tai đều được tận dụng để trao đổi. Ở một khía cạnh nào đó, hình thức tiền tệ kỳ lạ này mang lại lợi ích cho nước Nga, tất nhiên, không phải là lợi ích kinh tế.

Vào thời Trung cổ, do những loài gặm nhấm như sóc, chuột lây bệnh khiến bệnh dịch hạch hoàng hành khắp châu Âu. Người Nga đã giết những con sóc và sử dụng da của chúng như là một loại tiền, giúp làm giảm đáng số lượng người mắc bệnh dịch hạch. Ngày nay, Phần Lan vẫn coi da sóc như một loại tiền tệ có giá khoảng 3 cent.

Khoai tây xay

Khoai tây xay là một loại tiền tệ cổ của nước Cộng hòa Cameroon. Loại tiền tệ kỳ lạ này rất có giá trị và sử dụng rộng rãi trong những giao dịch quan trọng nhất của văn hóa Bafian cổ đại. Việc sử dụng khoai tây xay trong buôn bán cũng cho thấy một quan niệm về giới: người ta có thể dùng 30 đơn vị tiền tệ này để mua một cô vợ.

Tiền gỗ

Tiền gỗ đã được Đức sử dụng để khôi phục nền kinh tế sau Chiến tranh Thế giới I (1914-1918). Khi chiến tranh chính là nguyên nhân quan trọng khiến kinh tế Đức rơi vào suy thoái, chính quyền địa phương đã tìm mọi cách để phát hành đồng "Notgeld" (một loại tiền mặt khẩn cấp) dưới nhiều dạng như gỗ, da, lụa, tem, giấy nhôm, than đá, và sứ…

Đồng tiền này được sử dụng cho đến khi Ngân hàng trung ương Reichsbank hồi phục. Trong khoảng thời gian đó, có một số người sưu tập tiền mua toàn bộ những đồng tiền lạ này, nên chúng rất khó lưu hành.

Đá Rai

Đây là một loại tiền tệ rất đặc biệt vì không chiếc túi nào đựng có thể đựng vừa chúng. Những phiến đá Rai xuất hiện chủ yếu trên đảo Yap, Micronesia, Solomon. Những đồng tiền đá vôi khổng lồ này có đường kính khoảng 3,6m, nặng khoảng 8 tấn, và một lỗ hổng ở giữa.

Giá trị của những đồng tiền phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của chúng. Giá trị của những phiến đá Rai còn phụ thuộc vào giá trị lịch sử của từng viên đá, trong đó bao gồm cả số lượng người thiệt mạng và bị thương trong quá trình vận chuyển chúng. Thậm chí, khi loại tiền này bị rơi xuống biển, chúng vẫn giữ nguyên giá trị, được dùng để trao đổi theo hình thức.

Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video