Những động vật biển lạ đến không tưởng

Các loài động vật thân mềm, đặc biệt những loài sống dưới đáy biển sâu là những loài có hình thù đa dạng, kỳ quái đến khó tin.


Mực “chú lùn”.
Khi nhắc đến mực ống, mọi người thường tưởng tượng đến loài con vật to lớn và đáng ghê sợ, một quái vật biển sống. Ít ai biết rằng mực ống cũng có loài siêu nhỏ, có tên Idiosepius notoides. Nó chỉ dài 2,4cm và sống giữa các ngọn rong biển.


Bạch tuộc “bánh rán”.
Loài bạch tuộc này có hình thù vô cùng kỳ quái, trông khá giống một chiếc đĩa. Chúng ta vẫn chưa biết chính xác loài này ăn gì, tuy nhiên, chúng dành phần lớn thời gian của mình lượn lờ hoặc bò trên đáy biển sâu.


Mực gai trong.
Loài mực này là nổi bật bởi cơ thể trong suốt, một “áo khoác tàng hình” hoàn hảo cho cuộc sống dưới biển vốn nhiều nguy hiểm. Khi bị tấn công, nó có thể cuộn tròn người lại, hoặc phồng người lên để biến thành một quả cầu gai, không thể nuốt trôi.


Bạch tuộc Amphitretus pelagicus
là một loại mực thân trong khác. Điểm đặc biệt của nó là nó có một đôi mắt hình ống, không giống như những loài mực khác. Cặp mắt này có khả năng xoay tròn một cách độc lập.


Mực ống Octopoteuthis deletron.
Nhìn thoạt qua, mực ống Octopoteuthis deletron không có gì khác so với các loài mực ống thông thường, nhưng thực tế nó có một cơ chế phòng vệ rất đặc biệt. Khi bị tấn công, thay vì bỏ chạy, loài này tự cắt 1 xúc tu và dùng để tấn công lại kẻ thù, trong khi con mực thì bỏ trốn.


Mực “công”.
Mực này nổi tiếng bởi sự thông minh và khả năng ngụy trang siêu đẳng. Tuy nhiên, nó lại là loài có khả năng bơi tệ hại nhất. Thực tế, loài này sử dụng 2 xúc tu như đôi chân trước và 2 mảng cơ của da làm chân sau“đi bộ” dưới đáy biển.


Ốc anh vũ giấy.
Loài này có vỏ trông như tờ giấy, mỏng. Con cái mang theo cái vỏ để đựng trứng và con con. Ốc anh vũ đực, chỉ bằng 1/20 ốc anh vũ cái, chỉ sống đến khi cắt bỏ một xúc tu đầy tinh trùng vào trong người ốc cái.


Mực ống “tay dài”.
Loài mực này có hình thù rất quái dị, khi cơ thể chúng chỉ dài 30cm, nhưng xúc tu của nó dài gấp 20 lần cơ thể chúng. Nhờ có những xúc tu này mà mực ống “tay dài” có thể bơi một cách rất “thong dong” trong nước.


Mực hút máu.
Với làn da đỏ, có vân, một đôi mắt giả ở đỉnh đầu, gai ở xúc tu, loài này xứng đáng với tên gọi “mực hút máu từ địa ngục”. Nó sống ở vùng nước lặng, ít oxy, có điều kiện sống khắc nghiệt.


Mực "mắt lác".
Loài mực Histioteuthidae đặc biệt ở chỗ mắt ở mỗi bên cơ thể nó là khác nhau. Mắt bên trái to gấp 2 lần mắt bên phải, và nó đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, dùng để nhìn trong vùng nước sáng, xanh. Mắt phải nhìn ở những nơi không có ánh sáng.

Theo Kienthuc, LV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video