Những hiện tượng thiên nhiên lạ lùng chỉ xảy ra khi trời lạnh

Thời tiết lạnh giá gây ảnh hưởng tới nhiều người nhưng nó cũng là nguyên nhân tạo ra các hiện tượng thiên nhiên kì thú trên Trái đất.

Mùa đông với cái rét ngọt có thể khiến nhiều người cảm thấy thích thú vì có thể ôm gấu tung tăng khắp nơi nhưng khi nhiệt độ thời tiết xuống quá thấp, nhiều người sẽ phải bất ngờ khi các hiện tượng thiên nhiên kỳ quái này xảy ra đấy!

1. Bong bóng băng

Nghe có phần cổ tích nhưng khi nhiệt độ xuống dưới âm 11 độ C, chúng ta có thể khiến bong bóng đóng băng.

Bí quyết để tạo ra bong bóng băng chính là thổi bóng vào không trung để chúng có thời gian đóng băng trước khi chạm tới mặt đất hoặc vỡ vụn. Bề mặt của bong bóng sẽ hình thành các mô tinh thể, trông hơi giống vỏ trứng bị nứt.

2. Sóng biển đóng băng

Bạn cho rằng sóng biển thì không thể đóng băng ư? Không, bạn nhầm rồi đó.

Bởi nước mặn cũng có thể đóng băng như nước ngọt nhưng ở nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ đóng băng của nước biển vào khoảng -2.2 độ C. Những gợn sóng khi đóng băng sẽ đặc sệt, di chuyển chầm chậm 1 cách kỳ lạ.

3. Bánh băng tuyết

Đây được coi là 1 trong những hiện tượng tự nhiên hiếm gặp - "bánh băng tuyết". Những chiếc "bánh" này to gần bằng chiếc đĩa ăn, xuất hiện khi các tinh thể tuyết trong nước nằm cách xa bờ.

Lúc này sẽ không còn những con sóng lăn chúng thành hình cầu nữa, thay vào đó chúng sẽ nổi dập dềnh và bồi tụ dần tạo thành những phiến mỏng dẹt.

4. Nước sôi biến thành tuyết

Không khí lạnh vốn rất nặng, nó đồng nghĩa với việc các phân tử gần nhau hơn và chỉ còn lại rất ít khoảng trống cho phân tử nước bốc hơi.

Khi nước nóng được "hất" ra, bầu không khí lạnh, khô sẽ ngăn không cho các phân tử nước liên kết như ban đầu. Lúc này, các kết tủa hơi sẽ bám vào hạt nhỏ trong không khí như Natri hoặc canxi, hình thành tinh thể tuyết như chúng ta thấy.

5. Quầng Mặt trời

Hiện tượng quầng Mặt trời - Sun halo - xuất hiện khi ánh sáng Mặt trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ ĐH Illinois (Mỹ), các hạt tinh thể phải có hình lục giác với đường kính nhỏ hơn 20,5 micromet, đồng thời góc độ chiếu sáng phải là 22 độ. Hình dạng và kích thước này cho phép ánh sáng khúc xạ 2 lần, giúp quầng Mặt trời được hình thành.

6. Tuyết cuộn hình ống (bánh tuyết)

Đây là hiện tượng lạ, chỉ xảy ra khi có sự kết hợp giữa điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, địa hình thoai thoải sườn dốc.

Theo các chuyên gia, cuộn tuyết hình thành ở vùng sườn đồi, bề mặt bao phủ bởi 1 lớp băng nhẵn hay tuyết cứng. Tuyết sẽ rơi xuống, chất đống trên mặt đất. Các cục tuyết sẽ lăn dần xuống dốc, dốc càng dài thì đường kính cục tuyết sẽ càng to.

Frank Barrow, một giảng viên về khí tượng học tại Văn phòng Met ở Anh cho biết, bánh tuyết bắt đầu từ một phiến tuyết dày với lớp bề mặt siêu gần với điểm nóng chảy của nó. Điều này có nghĩa là thời tiết phải sáng và đủ nắng để lớp bề mặt không bị ướt và lỏng, nhưng không quá ấm đến mức tuyết bắt đầu tan chảy. Barrow nói: “Lớp tuyết trên cùng trở nên hơi dính, và cần một cơn gió khá mạnh. Lớp tuyết dính có thể bị gió thổi bong ra khỏi mặt đất đang lạnh hơn với nhiều bột tuyết bên dưới, khiến nó tạo thành cuộn".

Tùy thuộc vào mức độ gió mạnh, độ nhẵn của bề mặt tuyết mà bánh tuyết lăn được bao xa. Một chiếc bánh tuyết có thể có kích thước chỉ từ bằng một quả bóng tennis đến cao hơn nửa mét.

Tuy nhiên, thật khó để bánh tuyết có được khối lượng lớn như thế. Vì do chúng rỗng ở giữa nên cần có độ đàn hồi vừa phải, nếu không một chiếc bánh tuyết có thể dễ dàng bị gió mạnh thổi bay và phá hủy ngay khi vừa mới hình thành.

Cập nhật: 28/12/2020 Theo Trí Thức Trẻ/nhandan
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video