Những khám phá bất ngờ về loài ruồi giấm nhỏ bé

Khi sợ hãi hoặc rơi vào tình huống khẩn cấp, ruồi giấm có phản ứng nhanh bất thường. Chúng sẽ liệng cánh, nghiêng mình và xoay tròn trên không trung giống như một phi cơ chiến đấu siêu tí hon song với tốc độ đáng nể - nhanh hơn cả một chớp mắt.

>>> Ruồi giấm biết bay giật lùi

Kết luận này được giới khoa học Mỹ khi tiến hành nghiên cứu về tốc độ bay của loài ruồi này, đặc biệt trong những tình thế "nghìn cân treo sợi tóc".


Ảnh: kenh14

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science số ra ngày 10/4, các nhà khoa học cho biết ruồi giấm có một bộ "cảm biến" đặc biệt giúp chúng tránh được các chướng ngại vật trên đường bay của mình.

Các chuyên gia đã đặt ba máy quay siêu tốc để theo dõi và phân tích những chuyển động bay của loài ruồi này trong các tình huống khác nhau. Kết quả cho thấy thông thường, vận tốc đập cánh của ruồi giấm là khoảng 200 lần/giây. Tuy nhiên, khi bị đe dọa và hốt hoảng, chúng có thể tăng tốc rất nhanh và liệng chuyển hướng bay chỉ trong 1/100 giây, nhanh gấp 50 lần so với một chớp mắt của con người.

Ruồi giấm có tên khoa học là Drosophila hydei với kích thước bằng hạt vừng nhưng có hệ thống thị giác phi thường - "bùa hộ mệnh" giúp chúng tồn tại trong một thế giới nhiều kẻ thù. Não của ruồi giấm cấu tạo hết sức tinh vi, giúp chúng có thể nhanh chóng xác định mối nguy hiểm và tìm đường thoát thân.

Dù não bộ của loài ruồi giấm chỉ bé bằng một hạt muối nhưng đây lại là một cỗ máy hoạt động phức tạp tương tự não của các loài động vật lớn như chuột.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video