Những khẩu súng đặc biệt của công an Việt Nam

Trong những năm gần đây, Bộ Công an đã đẩy mạnh đầu tư mua sắm nhiều loại vũ khí thế hệ mới trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có một số loại súng rất hiện đại.

Súng bắn khép góc: Thiết kế gấp độc nhất vô nhị


Một số loại súng rất hiện đại của cảnh sát đặc nhiệm Việt Nam. (Ảnh: CAND).

Súng bắn góc (Corner shot) gồm 2 phần, liên kết với nhau bằng hệ thống bản lề cho phép thay đổi góc độ giữa nòng và thân súng, thiết kế chuyên dụng cho các lực lượng an ninh để bắn theo kiểu gián tiếp, giúp xạ thủ ẩn nấp an toàn sau vật chắn mà vẫn quan sát được toàn bộ diễn biến xung quanh và xạ kích chính xác, bất ngờ khi thời cơ đến.

Đôi mắt của Corner Shot là camera hồng ngoại và thiết bị ngắm laze có chức năng quan sát toàn bộ hình ảnh phía trước nòng súng, xác định mục tiêu, xác định đường ngắm và truyền tải hình ảnh rõ nét về màn hình hiển thị.

Nó có thể bắn ở mọi hướng từ trên xuống dưới hay từ phải sang trái, và có thể di chuyển qua các vị trí sau vật chắn mà vẫn đảm bảo bắn trúng mục tiêu. Không chỉ vậy Corner Shot còn có thể sử dụng như một phương tiện trinh sát trong địa hình chật hẹp.


Một chiến sĩ thực hành sử dụng súng bắn góc diệt mục tiêu một cách chính xác, bí mật, bất ngờ. (Ảnh: CAND).

Camera không chỉ kết nối với màn hình LED hiển thị mà còn có thể kết nối với sở chỉ huy. Ngoài ra camera còn được trang bị bộ nhớ tạm thời có thể lưu trữ dữ liệu trong 2 giờ liên tục giúp người chỉ huy có thể nắm bắt mọi hoạt động diễn ra để có thể chỉ đạo kịp thời.


Súng bắn góc được Bộ Công An giới thiệu trong Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội 2015 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam.


Súng bắn góc đã được trang bị cho lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Việt Nam. (Ảnh: CAND).

Súng bắn tỉa CZ 750 S1M2


Súng bắn tỉa CZ 750 S1M2 được Bộ Công An giới thiệu trong Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội 2015 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam.

Đây là một trong những vũ khí tối tân nhất của Công an Việt Nam do Cộng hòa Czech sản xuất. Súng có trọng lượng 6,2kg (với 10 viên đạn), dùng đạn cỡ 7,62x51mm, tầm bắn hiệu quả 1.000m, loa che lửa đầu nòng giảm 30% độ giật, có trang bị ống giảm thanh CZ 750 và kính ngắm quang học.

Súng PSR-90: "Sát thủ" của lực lượng bắn tỉa Công an Việt Nam


Một chiến sĩ thực hành sử dụng súng bắn tỉa với điểm tì là một khiên chắn đạn. (Ảnh: CAND).

Súng bắn tỉa PSR-90 bán tự động do Pakistan sản xuất theo giấy phép súng bắn tỉa PSG1 công ty súng trường hàng đầu thế giới của Đức là Heckler & Koch, hoạt động theo nguyên lý phản lực khối lùi khóa nòng có giữ chậm. Đây được được coi là mẫu súng bắn tỉa mới nhất và hiện đại nhất, chính xác nhất của Công an Việt Nam.

Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, PSR-90 sử dụng kính ngắm quang học có độ phóng đại 6 lần, tầm bắn hiệu quả 800m với sơ tốc đầu nòng đạt 868m/s. Hộp tiếp đạn chuẩn NATO có cơ số tùy chọn 5, 10 hoặc 20 viên.

Súng tiểu liên MP5A3

MP5A3 là súng tiểu liên do Công ty sản xuất vũ khí quốc doanh POF của Pakistan sản xuất theo giấy phép của Công ty Heckler và Koch.


Lực lượng CSCĐ được trang bị súng tiểu liên MP5A3 có ống giảm thanh. (Ảnh: Zing).

Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, súng dùng đạn cỡ 9x19mm, tầm bắn hiệu quả 100m, tốc độ bắn 725-800 phát/phút, có thể lắp thêm đèn chiếu laser điểm đỏ LP-1 hoặc cụm kính ngắm tác chiến.

Khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng như đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy SEAL, đặc nhiệm SWAT (Mỹ), Hiến binh Pháp (GIGN), đặc nhiệm GSG-9 (Đức).

Cập nhật: 26/08/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video